• T9 BonhandienCDS-1.png
  • TLN HN2014-1
  • Hieu Multicopter
  • Tuyen Tuan 0
  • vnredsat1
  • vnredsat2
  • Dao sinh ton
  • Thanh lap ban do
  • UD pho ke
  • aprsaf-20
  • thi ve tranh 1
  • pmtuan
  • Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023
  • Các tên lửa đoạt giải thi trang trí trong Cuộc thi Tên lửa nước Hà Nội năm 2014
  • Phổ kế phản xạ được lắp đặt trên máy bay điều khiển từ xa Multicopter do Viện thiết kế chế tạo được bay thử nghiệm tại Viện HLKHCNVN ngày 17-18/05/2014
  • Vệ tinh VNREDSat-1 bay qua lãnh thổ Việt Nam
  • Hình ảnh Hà Nội được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Hình ảnh Đảo Sinh Tồn được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Thành lập bản đồ sử dụng đất Hà Nội sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1
  • Ứng dụng Phổ kế SCT nghiên cứu độ ẩm đất, sinh khối thực vật, nhiệt độ và độ mặn mặt nước biển
  • Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF-20)
  • Thi vẽ tranh về vũ trụ với chủ đề của APRSAF-20: “ Space & Me”
  • Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước do TS. Phạm Minh Tuấn, Phó Viện Trưởng làm chủ nhiệm

TIN HOẠT ĐỘNG

Một số kết quả hợp tác nghiên cứu khoa học giữa JAXA và VAST trên mô-đun KIBO của Trạm vũ trụ quốc tế ISS

Nhân dịp kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập (20/11/2006 – 20/11/2021), Viện Công nghệ vũ trụ điểm lại một số kết quả hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Viện HLKHCN Việt Nam (VAST) và Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) trong khuôn khổ hoạt động của Diễn đàn các Cơ quan Vũ trụ Châu Á – Thái Bình Dương (APRSAF). Trong năm 2020-2021, Viện Công nghệ vũ trụ với vai trò là đầu mối của Việt Nam tại APRSAF, đã thực hiện 2 Dự án về “Chương trình hạt giống du hành vũ trụ” – AHiS và “Cuộc thi lập trình KIBO Robot (KIBO-RPC)”.

Kỷ niệm 8 năm ngày phóng vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên của Việt Nam (VNREDSat-1)

Ngày 07/05/2021 đánh dấu tròn 8 năm vệ tinh VNREDSat-1 được phóng lên quỹ đạo. Trong tám năm qua, hệ thống vệ tinh VNREDsat-1 đã làm tròn vai trò là một hệ thống vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên của Việt Nam. Đến nay, vệ tinh VNREDSat-1 đã hoạt động vượt quá 3 năm so với thiết kế, đi được hơn 42.000 vòng quanh trái đất, thu về hơn 130.000 cảnh ảnh (trong đó có hơn 81.000 cảnh ảnh chụp lãnh thổ lãnh hải Việt Nam) góp phần giám sát tích cực và chủ động phục vụ quản lý tài nguyên môi trường, nghiên cứu khoa học, đào tạo, hỗ trợ các nhiệm vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội cũng như bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Một số hoạt động hợp tác quốc tế của Viện Công nghệ vũ trụ với JAXA, Nhật Bản

Kể từ khi nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin lần đầu tiên bay vào quỹ đạo và trở về Trái Đất an toàn (12/4/1961), Đại hội đồng Liên hợp quốc và toàn thể loài người đã lấy ngày 12/4 làm Ngày du hành vũ trụ thế giới. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày du hành vũ trụ thế giới (12/4/1961 – 12/4/2021), Viện Công nghệ vũ trụ đã tiến hành một số hoạt động phổ biến kiến thức về khoa học và công nghệ vũ trụ trong khuôn khổ của Diễn đàn các Cơ quan Vũ trụ Châu Á – Thái Bình Dương (APRSAF) và hợp tác quốc tế với Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA). Các hoạt động nổi bật gồm có:

Hội thảo cuối kỳ đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý, đánh giá tổng hợp tài nguyên thiên nhiên và môi trường phục vụ phát triển kinh tế xã hội và du lịch tỉnh Đắk Nông”

Trong chuỗi hoạt động khoa học công nghệ hướng tới kỷ niệm 14 năm thành lập Viện Công nghệ vũ trụ (20/11/2006-20/11/2020). Ngày 18/11/2020, Viện Công nghệ vũ trụ tổ chức Hội thảo cuối kỳ đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý, đánh giá tổng hợp tài nguyên thiên nhiên và môi trường phục vụ phát triển kinh tế xã hội và du lịch tỉnh Đắk Nông” do TS. Lê Quang Toan làm chủ nhiệm.

Nhà Bè tiến đến ứng dụng AI, ảnh viễn thám phục vụ người dân, quản lý tài nguyên

Bên cạnh triển khai thành công việc công khai các giấy phép xây dựng do UBND huyện cấp lên ứng dụng "Nhà Bè trực tuyến" (thuộc chương trình “Xây dựng đô thị thông minh gắn với cải cách hành chính giai đoạn 2020-2025”) giúp giám sát trật tự xây dựng vào cuối năm 2019 được tốt hơn, hiện nay Nhà Bè tiến đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, doanh nghiệp và người dân tại các cơ quan hành chính, hành chính sự nghiệp và ứng dụng ảnh viễn thám để quản lý xây dựng, tài nguyên… 

unnamed-2 wkas
Nhà Bè từng ngày phát triển. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Để ứng dụng AI từ đầu tháng 10-2020, huyện Nhà Bè đã phối hợp với Công ty ICOMM triển khai thử nghiệm ứng dụng AI trong đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, doanh nghiệp, người dân đối với đội ngũ cán bộ, công chức tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của huyện. 

img 1578 uzrf
Ứng dụng Nhà Bè trực tuyến dể dàng sử dụng trên di động. Ảnh: T. BA

Hệ thống AI này được xây dựng gồm các chức năng đánh giá: Mức độ hài lòng của người dân; Chất lượng, thái độ của cán bộ công chức. Thông qua quá trình thử nghiệm, căn cứ kết quả từ AI để tổng kết, đánh giá và hoàn thiện quy trình nhằm nhân rộng tại tất cả các cơ quan, đơn vị có thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, tổ chức và người dân.

* Mức độ hài lòng của người dân: Hệ thống xác định cảm xúc, sự hài lòng, sự không hài lòng của người dân khi giao tiếp với cán bộ, công chức thông qua nét mặt, giọng điệu… để từ đó phân tích, thống kê số lượng, tỷ lệ hài lòng người dân; Hệ thống đo thời gian phải chờ đợi đến lượt được phục vụ của người dân thông qua thuật toán phân tích trên hình ảnh thu lại từ camera; Thống kê số lượng người dân phải chờ đợi tại hàng ghế chờ…

* Chất lượng, thái độ của cán bộ công chức: Xác định thời gian xử lý công việc phục vụ công dân trên một trường hợp của cán bộ công chức dựa trên các thuật toán nhận dạng và định danh người dùng đang có mặt tại quầy tiếp dân/quầy làm thủ tục; Nhận diện các trường hợp cán bộ công chức không tuân thủ tác phong, quy chế làm việc: Xác định thời gian rời khỏi vị trí làm việc trong thời gian tiếp nhận hồ sơ của công dân; làm việc riêng trong quá trình tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính dựa trên các thuật toán nhận diện hành động…

Được biết trong thời gian tới, huyện Nhà Bè sẽ phối hợp với Viện Công nghệ Vũ trụ (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thực hiện “Ứng dụng địa tin học trong quản lý xây dựng” trên địa bàn huyện Nhà Bè, sử dụng ảnh viễn thám và không ảnh chụp từ các phương tiện bay không người lái để tự động phát hiện những biến động đất đai tại các khu vực được chụp ảnh. 

img 20201012 12092723 ofqu
Người dân Nhà Bè vui chơi Trung Thu. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Hiện nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ Vũ trụ đã đề xuất với lãnh đạo UNBD huyện Nhà Bè dự án “Ứng dụng địa tin học trong quản lý xây dựng trên địa bàn huyện Nhà Bè, TPHCM” với nội dung chính: Thu thập tài liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng và quy hoạch xây dựng huyện Nhà Bè; Xây dựng hệ thống quản lý, phần mềm giám sát các hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện trên cơ sở sử dụng ảnh viễn thám. Nếu được ứng dụng, đây sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho chính quyền các cấp đối với việc quản lý trật tự xây dựng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, đem lại sự hài lòng, hạnh phúc cho người dân ngay từ cấp cơ sở. 

Ảnh viễn thám với tầm bao quát rộng được thu bằng nhiều các kỹ thuật khác nhau trên nhiều kênh phổ ở các độ phân giải từ chi tiết đến khái lược toàn cảnh và với chu kỳ lặp lại tương ứng từ vài ngày đến vài giờ đã được chứng minh là công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý đô thị trên nhiều phương diện khác nhau.

Theo Viện Công nghệ Vũ trụ, tùy thuộc yêu cầu của huyện, Viện có thể chuyển giao phần mềm kèm đào tạo sử dụng hoặc định kỳ xử lý cung cấp dữ liệu cho huyện về tình hình biến động trong xây dựng.  Căn cứ vào yêu cầu thực tế trong quản lý phát triển đô thị tại huyện Nhà Bè, Viện cũng hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu quản lý thời gian thực, kể cả quản ý chiều cao công trình, các công trình cơi nới, độ lún sụt các công trình bằng nguồn dữ liệu ảnh viễn thám phân giải cao và không ảnh chụp từ các phương tiện bay không người lái mà Viện đang có thế mạnh. 

Theo báo Sài Gòn giải phóng