
Tin KHCN Tổng hợp

Vinh danh quốc tế cho các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Trong khuôn khổ Phiên họp lần thứ 37 của Hiệp hội các Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (International Association of Academy of Sciences IAAS) tổ chức từ ngày 18-20/9/2024, GS. Lê Trường Giang, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đã được bầu làm Viện sĩ IAAS. Như vậy tính từ khi đề xuất và được lựa chọn từ hàng trăm hồ sơ để các quốc gia thành viên IAAS thông qua danh sách ứng cử tại Phiên họp lần thứ 36 (tháng 9 năm 2023), GS. Lê Trường Giang đã chính thức trở thành Viện sĩ của một tổ chức khoa học quốc tế danh tiếng quy tụ những học giả hàng đầu thế giới. Đây là sự công nhận đáng trân trọng đối với những đóng góp quan trọng của Phó Chủ tịch VAST trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại Việt Nam cũng như trong các mối quan hệ hợp tác quốc tế. Cùng được bầu là Viện sĩ trong Phiên họp lần thứ 37 này còn có nhiều nhà khoa học tên tuổi khác như GS. Kraniskov, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga, GS. Kvadrakov, Chủ tịch Trung tâm Thông tin Khoa học Quốc gia Liên bang Nga, GS. Orly, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Azerbaijan, GS. Allaberdy, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Turkmenistan, GS. Chizik, Phó Chủ tịch thứ nhất Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Belarus,… Tính tới Phiên họp lần thứ 37, IAAS hiện có 47 Viện sĩ trong số hàng nghìn Viện sĩ từ các tổ chức thành viên là các Viện Hàn lâm khoa học và các đơn vị nghiên cứu quốc gia uy tín trên thế giới. GS. VS. Lê Trường Giang cũng là nhà khoa học thứ hai của Việt Nam nhận được IAAS bầu chọn, sau GS.VS. Châu Văn Minh - Chủ tịch VAST (được IAAS thông qua tại Phiên họp lần thứ 33 năm 2019 và vinh danh tại Phiên họp lần thứ 35 năm 2022).

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiếp đoàn đại biểu Công ty Airbus Defense and Space
Sáng ngày 19/03/2024, GS.TS. Lê Trường Giang, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đã có buổi tiếp ông Bruno Parenti, Giám đốc điều hành Hệ thống vệ tinh công - Công ty Airbus Defense and Space thuộc Tập đoàn Airbus (ADS).

Hội thảo báo cáo sơ bộ kết quả chuyến khảo sát hỗn hợp giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Nga lần thứ 8 bằng tàu “Viện sĩ Oparin” trong vùng biển Việt Nam
Sau khi cập cảng Nha Trang, tàu nghiên cứu khoa học Nga mang tên “Viện sĩ Oparin” đã ra khơi với 36 nhà khoa học Việt Nam và Liên bang Nga thực hiện hành trình khảo sát đa dạng sinh học và hóa sinh biển trong vùng biển Việt Nam từ ngày 18/5/-7/6/2023. Đây là chuyến khảo sát khảo sát hỗn hợp lần thứ tư trong “Lộ trình hợp tác trong nghiên cứu biển giai đoạn 2018-2025” giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm KHCNVN) và Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Phân Viện Viễn Đông, đồng thời là chuyến khảo sát thứ 8 bằng tàu “Viện sĩ Oparin” giữa hai bên tại vùng biển Việt Nam và cũng là hoạt động đầu tiên thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa hai Viện Hàn lâm đã được thông qua tại Khóa họp lần thứ 24 Ủy ban Liên Chính phủ Việt – Nga vào tháng 4/2023 vừa qua.

Dải Ngân hà hình thành như thế nào?
Nguồn gốc chính xác của Dải Ngân hà vẫn còn là bí ẩn. Nhưng các nhà thiên văn học tin rằng nó đã hình thành từ hơn 13 tỷ năm trước và có kích thước nhỏ hơn nhiều so với hiện tại.

Ngày Đất ngập nước Thế giới: Cùng hành động bảo vệ, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước
Khu vực đất ngập nước ở Việt Nam có mức độ đa dạng sinh học cao, chứa đựng nhiều chức năng và giá trị quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người dân cũng như đóng vai trò lớn trong đời sống văn hóa - xã hội.
02/02/2023
Các bài khác...
- Thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học
- Chủ tịch Châu Văn Minh tiếp Đại diện Tập đoàn Airbus, Cộng hòa Pháp
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao tặng kỷ niệm chương cho ông Jean-Michel Caldagues, nguyên Tổng giám đốc Airbus Việt Nam
- Hội nghị trực tuyến Tổng kết Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia về Công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 – 2020