Tích hợp thông tin viễn thám và mô hình hóa thông tin trong GIS để quản lý tổng hợp lưu vực sông Cầu, phòng tránh thiên tai |
Ứng dụng công nghệ GPS độ chính xác cao |
- Về HTQT: xác định CNVT là một ngành rất mới ở VN đòi hỏi HTQT nhiều, Viện đã chủ động mở rộng HTQT với nhiều Cơ quan vũ trụ quốc tế như ESA, NASA, JAXA, ISRO, ROSCOSMOS, UNOOSA, UNESCAP, v.v...
- Quan hệ HTQT được thực hiện thông qua việc Viện trở thành thành viên của các Tổ chức như APRSAF, các tổ chức Giáo dục vũ trụ của APRSAF, tổ chức cho học sinh phổ thông các hoạt động tên lửa nước, vẽ tranh vũ trụ, v.v… nhằm khích lệ lòng say mê khám phá vũ trụ, yêu khoa học của các em, tạo ra nguồn nhân lực tương lai cho KHCN vũ trụ.
PGS.TS. Doãn Minh Chung Viện trưởng Viện Công nghệ vũ trụ phát biểu khai mạc |
Tuần lế vũ trụ thế giới năm 2012 tại Thành phố Hồ Chí Minh |
- Trong hợp tác KHCN với JAXA, Viện đã tham gia Dự án SAFE - Ứng dụng CNVT giám sát môi trường, Chương trình vệ tinh khu vực Châu Á – TBD (STAR Prog.), hợp tác với Công ty EADS – Innovatives Singapore trong đào tạo nhân lực, ứng dụng viễn thám nghiên cứu sinh khối thực vật và trượt lở đất ở Việt Nam. Tham gia Dự án Vệ tinh nhỏ VN giám sát tài nguyên thiên môi trường và thiên tai – VNREDSat-1, tham gia các Hội thảo quốc tế và khu vực, từ đó mở ra những cơ hội trao đổi, chia sẻ thông tin.Ngày 10-14/10/2011, dưới sự chỉ đạo của Viện KHCNVN, Viện CNVT đã chủ trì Hội thảo quốc tế lần thứ 2 do UNOOSA/ESA/Việt Nam chủ trì với chủ đề “Ứng dụng công nghệ vũ trụ vì các lợi ích kinh tế - xã hội” tại Hà Nội. Hội thảo bao gồm đại diện các nhà khoa học, quản lý từ 23 quốc gia và 5 Tổ chức quốc tế về Hàng không vũ trụ. Hội thảo đã thành công tốt đẹp, qua đó đã thành lập 6 nhóm chuyên môn để tiếp tục hợp tác, xây dựng các Dự án thí điểm và đào tạo cán bộ. Nước chủ nhà Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về điều kiện và tiềm năng phát triển trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ.
- Đặc biệt, hội thảo các cơ quan vũ trụ khu vực châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF-20) được tổ chức từ ngày 3 - 6 tháng 12 năm 2013 tại Hà Nội với chủ đề: “Giá trị từ không gian: 20 năm kinh nghiệm của khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Hội thảo được đồng tổ chức bởi Viện Công nghệ vũ trụ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST); Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao; Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) và Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA).
Hội thảo các cơ quan vũ trụ khu vực châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF-20) |
- Về công tác đào tạo, cán bộ của Viện trong 7 năm qua đã tham gia giảng dạy sinh viên, cao học, hướng dẫn nghiên cứu sinh, là nòng cốt của nhiều đơn vị đào tạo. Đồng thời, Viện đã chủ trì nhiều khóa học về công nghệ vệ tinh, viễn thám, xử lý ảnh vệ tinh, tham gia các đề tài thí điểm (pilot project), cử cán bộ đi học tập ở nước ngoài. Vì vậy, lực lượng tiến sĩ, thạc sĩ đang ngày càng phát triển, đóng góp lớn lao vào sự nghiệp phát triển của Viện.
- Trên cơ sở Hiệp định hợp tác KHCN giữa JAXA & Viện KHCNVN đã được ký vào năm 2006, Viện CNVT đã tích cực hợp tác với các đối tác Nhật Bản, xây dựng Dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam. Và ngày 16/9/2011, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Trung tâm vệ tinh Việt Nam, trực thuộc Viện KHCNVN. Một phần cán bộ Viện CNVT đã chuyển sang làm việc tại Trung tâm Vệ tinh Việt Nam từ 2012.
-Năm 2013, trong khuôn khổ Diễn đàn APRSAF-20, đã diễn ra Lễ ký kết Bản thỏa thuận hợp tác sửa đổi giữa VAST và JAXA. Năm 2006, VAST và JAXA ký Thỏa thuận hợp tác trong bốn lĩnh vực chính : Viễn thám và ứng dụng của viễn thám, phát triển và ứng dụng vệ tinh nhỏ, nghiên cứu chung hướng tới Modul của Nhật Bản trên trạm vũ trụ Hòa bình, nâng cao năng lực cho VAST trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ không gian. Trong Bản Thỏa thuận hợp tác sửa đổi lần này, hai bên đã bổ sung thêm nội dung hợp tác song phương về Ứng dụng vệ tinh định vị toàn cầu.
GS. Châu Văn Minh-Chủ tịch VAST và TS. Naoki Okumura-Chủ tịch JAXA ký kết Bản thỏa thuận hợp tác sửa đổi |