• T9 BonhandienCDS-1.png
  • TLN HN2014-1
  • Hieu Multicopter
  • Tuyen Tuan 0
  • vnredsat1
  • vnredsat2
  • Dao sinh ton
  • Thanh lap ban do
  • UD pho ke
  • aprsaf-20
  • thi ve tranh 1
  • pmtuan
  • Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023
  • Các tên lửa đoạt giải thi trang trí trong Cuộc thi Tên lửa nước Hà Nội năm 2014
  • Phổ kế phản xạ được lắp đặt trên máy bay điều khiển từ xa Multicopter do Viện thiết kế chế tạo được bay thử nghiệm tại Viện HLKHCNVN ngày 17-18/05/2014
  • Vệ tinh VNREDSat-1 bay qua lãnh thổ Việt Nam
  • Hình ảnh Hà Nội được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Hình ảnh Đảo Sinh Tồn được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Thành lập bản đồ sử dụng đất Hà Nội sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1
  • Ứng dụng Phổ kế SCT nghiên cứu độ ẩm đất, sinh khối thực vật, nhiệt độ và độ mặn mặt nước biển
  • Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF-20)
  • Thi vẽ tranh về vũ trụ với chủ đề của APRSAF-20: “ Space & Me”
  • Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước do TS. Phạm Minh Tuấn, Phó Viện Trưởng làm chủ nhiệm

Các hoạt động thường xuyên của viện

 

LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN:

Nghiên cứu và phát triển công nghệ vệ tinh

• Nghiên cứu và phát triển công nghệ vệ tinh nhỏ quan sát trái đất.

• Thiết kế và chế tạo các trạm thu ảnh vệ tinh khí tượng

Ứng dụng Công nghệ không gian trong nghiên cứu môi trường 

•Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ không gian trong phân tích và giám sát môi trường.

Phát triển các ứng dụng trong nghiên cứu đánh giá chất lượng môi trường  dựa trên nền tảng tư liệu viễn thám và các phương pháp vật lý.

 Công nghệ viễn thám, GIS và GPS 

• Phát triển công nghệ viễn thám, GIS, GPS nhằm quản lý các dạng tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên, thành lập các bản đồ tài nguyên thiên nhiên, thực hiện các bài toán phục vụ quy hoạch lãnh thổ, xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường.

• Phát triển các dạng tích hợp Viễn thám, GIS và GPS trong các mô hình toán học, làm mới cơ sở dữ liệu bằng thông tin viễn thám.

Viễn thám ứng dụng

• Nghiên cứu phát triển các ứng dụng mới, thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong điều tra tài nguyên thiên nhiên và  giám sát môi trường.

• Phát triển các phần mềm nhằm đưa vào ứng dụng các kỹ thuật xử lý ảnh mới.

Trung tâm Điều khiển và khai thác vệ tinh nhỏ 

• Tham gia trực tiếp cùng ban Quản lý dự án vệ tinh nhỏ ( thuộc Viện KHVCNVN), Chuẩn bị và thực hiện các dự án vệ tinh nhỏ quan sát trái đất khác của Viện KHVCNVN

• Thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết về cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực cho các Dự án của BQLDAvệ tinh nhỏ

• Tiếp nhận, quản lý và tổ chức vận hành khai thác các vệ tinh nhỏ quan sát Trái đất của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam khi Dự án kết thúc 

 

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA VIỆN:

Các phòng nghiên cứu thuộc viện CNVT đã có hàng loạt các nghiên cứu thông qua các đề tài cấp nhà nước, đề tài cấp bộ và đề tài cấp Viện KHVN và các hợp đồng về nghiên cứu ứng dụng viễn thám. Hiện nay và trong tương lai gần, viện đang tập trung vào các hướng:

• Nghiên cứu ứng dụng CNVT trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, trợ giúp các bài toán quy hoạch lãnh thổ. Chú trọng đến các ứng dụng liên quan đến biến đổi khí hậu, đánh giá tác động môi trường;

• Hợp tác triển khai ứng dụng công nghệ viễn thám trong nghiên cứu điều tra cơ bản, đánh giá tác động môi trường, trợ giúp quy hoạch lãnh thổ ở địa phương; 

• Sử dụng hiệu quả nguồn ảnh vệ tinh của Việt Nam (dự kiến sẽ phóng trong 3 năm tới) trong cc ứng dụng vũ trụ tại các địa phương.

 • Trợ giúp thúc đẩy việc nâng cao năng lực cho các bộ, ban, ngành địa phương trong nghiên cứu nói chung và trong các ứng dụng sử dụng công nghệ viễn thám và GIS nói riêng.

 

HỢP TÁC QUỐC TẾ

 

 

• Viện CNVT đã, đang và sẽ hợp tác và tìm kiếm các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, cụ thể là: phát triển hệ thống thu nhận và xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh, công nghệ vệ tinh nhỏ. Các đối tác nước ngoài gồm có: Trung Quốc, Xinh ga po, Hàn Quốc, Pháp, Bỉ.

• Tìm kiếm và hợp tác với các đối tác nước ngoài trong các lĩnh vực thiết kế mạch điện tử, xử lý số tín hiệu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Các nước hợp tác gồm có: Trung Quốc, Xinh ga po, Hàn Quốc. 

• Các cán bộ của Viện đã tích cực tham gia công tác chuẩn bị và đàm phán thương thảo hợp đồng của dự án VNREDSat-1. Hiện nay, một số cán bộ của Viện đang tham gia và giữ những vị trí quan trọng trong đội kỹ sư của Việt Nam tiếp nhận chuyển giao và tiếp thu công nghệ vệ tinh nhỏ trong khuôn khổ của dự án VNREDSat-1 tại công ty EADS-Astrium tại Toulouse, Cộng hòa Pháp.

 

ĐÀO TẠO VÀ NGUỒN NHÂN LỰC

Đào tạo là quá trình nâng cao chất lượng của đội ngũ nguồn nhân lực đồng thời cũng là quá trình phát hiện và bồi dưỡng những sinh viên, cán bộ có năng lực. Chính vì vậy Viện đã thực hiện đào tạo theo cả hai hướng là tạo điều kiện cho các cán bộ của phòng học tập nâng cao kiến thức và năng lực của bản thân và phối hợp đào tạo với các trường Đại học để tiếp nhận sinh viên đến làm việc và thực tập. Cụ thể:

  •   Cán bộ của Viện đang làm luận văn Tiến sĩ tại Viện Công nghệ thông tin, Viện HL Khoa học và Công nghệ
     Việt Nam.
  • Cán bộ của Viện đã hoàn thành học cao học tại trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  •  Cán bộ của Viện đã trúng tuyển và đang theo học cao học tại trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Đã tiếp nhận một số sinh viên của Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ và Học viện Kỹ thuật quân sự sang thực tập tốt nghiệp.

Công nghệ vũ trụ, đặc biệt là công nghệ vệ tinh nhỏ là một hướng nghiên cứu ứng dụng rất mới mẻ không chỉ ở Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam mà còn trên cả nước. Với vị trí và vai trò của mình, Viện không ngừng xây dựng hình ảnh để thu hút các sinh viên của các trường đại học mới tốt nghiệp vào làm việc. Kết quả đã đạt được là Viện đã tiếp nhận thêm một số cán bộ trẻ mới ra trường vào làm việc trong các lĩnh vực như: điện tử, viễn thông, điều khiển, cơ khí, tự động hóa, khoa học máy tính, vật lý, vật liệu,… Đây là một bước chuẩn bị rất tốt để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

  • Hợp tác đào tạo đại học và trên Đại học 02 chuyên ngành Cơ điện tử và Công nghệ vũ trụ tại Trường Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội.
  • Hướng dẫn thực tập chuyên ngành và tốt nghiệp cho 4 khóa sinh viên bộ môn Cơ điện tử, Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà nội.
  • Hướng dẫn thực tập chuyên ngành và tốt nghiệp cho khóa sinh viên đầu tiên chuyên ngành Công nghệ Vũ trụ bộ môn Cơ điện tử, Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà nội