Một số hoạt động hợp tác quốc tế của Viện Công nghệ vũ trụ với JAXA, Nhật Bản
Kể từ khi nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin lần đầu tiên bay vào quỹ đạo và trở về Trái Đất an toàn (12/4/1961), Đại hội đồng Liên hợp quốc và toàn thể loài người đã lấy ngày 12/4 làm Ngày du hành vũ trụ thế giới. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày du hành vũ trụ thế giới (12/4/1961 – 12/4/2021), Viện Công nghệ vũ trụ đã tiến hành một số hoạt động phổ biến kiến thức về khoa học và công nghệ vũ trụ trong khuôn khổ của Diễn đàn các Cơ quan Vũ trụ Châu Á – Thái Bình Dương (APRSAF) và hợp tác quốc tế với Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA). Các hoạt động nổi bật gồm có:
Tham gia Dự án về “Chương trình hạt giống du hành vũ trụ” - AHiS
AHiS là viết tắt của Asian Herb in Space, là Dự án thuộc Chương trình KIBO-ABC do GS. Motoshi KAMADA (JAXA) phụ trách. Dự án được phát động cho các nước thuộc APRSAF, thực hiện các thí nghiệm trong mô-đun “Phòng thí nghiệm ISS/ Kibo” được đặt trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS.
Mục tiêu của Dự án AHiS là hỗ trợ các nghiên cứu về thực vật học và khoa học vi trọng lượng; đào tạo về kiến thức và kỹ năng thực hành thí nghiệm cho các sinh viên và cán bộ trẻ; nghiên cứu về ảnh hưởng của trạng thái vi trọng lượng đến sự phát triển của cây trồng so với trạng thái gieo trồng trên mặt đất.
Sau khi hạt giống được chuyển lên Trạm ISS bằng tên lửa SpaceX của NASA, mẫu hạt sẽ được chăm sóc, theo dõi theo quy trình đã được định sẵn trong 30 ngày, sau đó được làm lạnh và chuyển xuống Trái đất. Tại đây, hạt giống được gieo trồng theo cùng điều kiện với cũng loại hạt giống ấy dưới mặt đất. Trong thời gian tiếp theo, các chuyên gia sẽ đo đạc, phân tích sự khác nhau giữa 2 mẫu cây (trên ISS và dưới đất) về hình thái cây, hương thơm, biểu hiện biến đổi gene, năng suất hoa, quả…
Theo Dự án AHiS, từ cuối năm 2020, các nước trong khu vực sẽ gửi các mẫu hạt giống thảo mộc lên module Kibo trên trạm vũ trụ quốc tế (ISS), thông qua các quy trình của Tổ chức KIBO-ABC. Viện Công nghệ vũ trụ, với vai trò là đầu mối của Việt Nam tại APRSAF, đã đăng ký với KIBO-ABC tham gia 2 Dự án về hạt giống và Robot.
Về Dự án AHiS, từ tháng 12/2020, Viện Công nghệ vũ trụ và Viện Nghiên cứu khoa học Tây nguyên - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã lựa chọn được 10 gram hạt giống thảo mộc mọc tự nhiên có giá trị dược liệu như: Đảng sâm (Codonopsis javanica (Bl.) Hook.f.et Thomas); Lưỡng luân chân vịt (Diplocyclos palmatus (L.) Jeffrey) và một số hạt giống thực vật có giá trị trang trí hoặc tinh dầu thơm như: Bóng nước eberhardt (Impatiens eberhardtii Tard), Cúc sao nhái (Cosmos bipinnatus Cav), Hoa mào gà (Celosia cristata), phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của JAXA.
Các mẫu hạt giống này, sau khi được kiểm tra tại Cục bảo vệ thực vật, đã được gửi sang JAXA vào tháng 3/2021 để đưa vào quy trình kiểm định, đóng gói gửi lên ISS.
Theo tiến độ được đề ra, trong tháng 4/2021, phía JAXA sẽ chuyển toàn bộ số hạt giống này sang NASA, và được chuyển lên trạm ISS bằng tên lửa đẩy SpaceX-22 trong tháng 5 năm 2021. Các hạt giống thảo mộc này sẽ lưu trên ca bin Kibo của trạm ISS trong vòng 30 ngày, sau đó sẽ được SpaceX-22 đưa trở lại NASA. Các mẫu thí nghiệm sẽ được chuyển về cho JAXA và phân phối lại lại cho các thành viên Kibo-ABC trong tháng 7 năm 2021.
Các mẫu hạt giống này sẽ được sử dụng trong giáo dục và các chương trình nghiên cứu khoa học của mỗi quốc gia và khu vực quá trình nghiên cứu này diễn ra và kết thúc trong năm 2022. Tại Việt Nam, các mẫu hạt giống này sẽ được chuyển lại cho Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiếp tục nghiên cứu.
Tham gia “Cuộc thi lập trình Kibo Robot (Kibo-RPC)”
Đây là cuộc thi thách thức lập trình cho Robot Kibo do GS. Kyoichi ARAKANE chủ trì, nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh khác nhau của trạm vũ trụ quốc tế ISS. Mục đích của cuộc thi này nhằm tạo động lực và đam mê nghiên cứu khoa học cho các thế hệ nhà nghiên cứu thế hệ sau. Chương trình này được đồng tổ chức bởi JAXA và NASA.
Năm nay 2021, Viện Công nghệ vũ trụ phối hợp với Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), tham cuộc thi “The 2nd Kibo Robot Programing Challenge - 2nd RPC”. Cuộc thi này gồm có 11 nước thành viên tham gia, nhằm tạo điều kiện cho các sinh viên, nhà nghiên cứu trẻ tìm hiểu tính năng khắc phục sự cố rò rỉ khí trên module Kibo của trạm ISS. Hiện nay mô đun mô phỏng đang được kích hoạt, các thành viên các đội của Việt Nam đang tìm hiểu luật chơi và xây dựng phần mềm điều khiển Robot đáp ứng các yêu cầu đặt ra.
Có thể thấy, kết quả trao đổi nghiên cứu khoa học, đào tạo giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, JAXA và NASA trong các năm qua đã mang lại nhiều cơ hội cho các nhà nghiên cứu trẻ, các bạn sinh viên để phát triển nguồn nhân lực công nghệ vũ trụ.
Viện Công nghệ vũ trụ
Tham gia Dự án về “Chương trình hạt giống du hành vũ trụ” - AHiS
AHiS là viết tắt của Asian Herb in Space, là Dự án thuộc Chương trình KIBO-ABC do GS. Motoshi KAMADA (JAXA) phụ trách. Dự án được phát động cho các nước thuộc APRSAF, thực hiện các thí nghiệm trong mô-đun “Phòng thí nghiệm ISS/ Kibo” được đặt trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS.
Mục tiêu của Dự án AHiS là hỗ trợ các nghiên cứu về thực vật học và khoa học vi trọng lượng; đào tạo về kiến thức và kỹ năng thực hành thí nghiệm cho các sinh viên và cán bộ trẻ; nghiên cứu về ảnh hưởng của trạng thái vi trọng lượng đến sự phát triển của cây trồng so với trạng thái gieo trồng trên mặt đất.
Sau khi hạt giống được chuyển lên Trạm ISS bằng tên lửa SpaceX của NASA, mẫu hạt sẽ được chăm sóc, theo dõi theo quy trình đã được định sẵn trong 30 ngày, sau đó được làm lạnh và chuyển xuống Trái đất. Tại đây, hạt giống được gieo trồng theo cùng điều kiện với cũng loại hạt giống ấy dưới mặt đất. Trong thời gian tiếp theo, các chuyên gia sẽ đo đạc, phân tích sự khác nhau giữa 2 mẫu cây (trên ISS và dưới đất) về hình thái cây, hương thơm, biểu hiện biến đổi gene, năng suất hoa, quả…
Theo Dự án AHiS, từ cuối năm 2020, các nước trong khu vực sẽ gửi các mẫu hạt giống thảo mộc lên module Kibo trên trạm vũ trụ quốc tế (ISS), thông qua các quy trình của Tổ chức KIBO-ABC. Viện Công nghệ vũ trụ, với vai trò là đầu mối của Việt Nam tại APRSAF, đã đăng ký với KIBO-ABC tham gia 2 Dự án về hạt giống và Robot.
Về Dự án AHiS, từ tháng 12/2020, Viện Công nghệ vũ trụ và Viện Nghiên cứu khoa học Tây nguyên - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã lựa chọn được 10 gram hạt giống thảo mộc mọc tự nhiên có giá trị dược liệu như: Đảng sâm (Codonopsis javanica (Bl.) Hook.f.et Thomas); Lưỡng luân chân vịt (Diplocyclos palmatus (L.) Jeffrey) và một số hạt giống thực vật có giá trị trang trí hoặc tinh dầu thơm như: Bóng nước eberhardt (Impatiens eberhardtii Tard), Cúc sao nhái (Cosmos bipinnatus Cav), Hoa mào gà (Celosia cristata), phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của JAXA.
Các mẫu hạt giống này, sau khi được kiểm tra tại Cục bảo vệ thực vật, đã được gửi sang JAXA vào tháng 3/2021 để đưa vào quy trình kiểm định, đóng gói gửi lên ISS.
Theo tiến độ được đề ra, trong tháng 4/2021, phía JAXA sẽ chuyển toàn bộ số hạt giống này sang NASA, và được chuyển lên trạm ISS bằng tên lửa đẩy SpaceX-22 trong tháng 5 năm 2021. Các hạt giống thảo mộc này sẽ lưu trên ca bin Kibo của trạm ISS trong vòng 30 ngày, sau đó sẽ được SpaceX-22 đưa trở lại NASA. Các mẫu thí nghiệm sẽ được chuyển về cho JAXA và phân phối lại lại cho các thành viên Kibo-ABC trong tháng 7 năm 2021.
Các mẫu hạt giống này sẽ được sử dụng trong giáo dục và các chương trình nghiên cứu khoa học của mỗi quốc gia và khu vực quá trình nghiên cứu này diễn ra và kết thúc trong năm 2022. Tại Việt Nam, các mẫu hạt giống này sẽ được chuyển lại cho Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiếp tục nghiên cứu.
Tham gia “Cuộc thi lập trình Kibo Robot (Kibo-RPC)”
Đây là cuộc thi thách thức lập trình cho Robot Kibo do GS. Kyoichi ARAKANE chủ trì, nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh khác nhau của trạm vũ trụ quốc tế ISS. Mục đích của cuộc thi này nhằm tạo động lực và đam mê nghiên cứu khoa học cho các thế hệ nhà nghiên cứu thế hệ sau. Chương trình này được đồng tổ chức bởi JAXA và NASA.
Năm nay 2021, Viện Công nghệ vũ trụ phối hợp với Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), tham cuộc thi “The 2nd Kibo Robot Programing Challenge - 2nd RPC”. Cuộc thi này gồm có 11 nước thành viên tham gia, nhằm tạo điều kiện cho các sinh viên, nhà nghiên cứu trẻ tìm hiểu tính năng khắc phục sự cố rò rỉ khí trên module Kibo của trạm ISS. Hiện nay mô đun mô phỏng đang được kích hoạt, các thành viên các đội của Việt Nam đang tìm hiểu luật chơi và xây dựng phần mềm điều khiển Robot đáp ứng các yêu cầu đặt ra.
Có thể thấy, kết quả trao đổi nghiên cứu khoa học, đào tạo giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, JAXA và NASA trong các năm qua đã mang lại nhiều cơ hội cho các nhà nghiên cứu trẻ, các bạn sinh viên để phát triển nguồn nhân lực công nghệ vũ trụ.