
Tin viện CNVT

Nhà Bè tiến đến ứng dụng AI, ảnh viễn thám phục vụ người dân, quản lý tài nguyên
Bên cạnh triển khai thành công việc công khai các giấy phép xây dựng do UBND huyện cấp lên ứng dụng "Nhà Bè trực tuyến" (thuộc chương trình “Xây dựng đô thị thông minh gắn với cải cách hành chính giai đoạn 2020-2025”) giúp giám sát trật tự xây dựng vào cuối năm 2019 được tốt hơn, hiện nay Nhà Bè tiến đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, doanh nghiệp và người dân tại các cơ quan hành chính, hành chính sự nghiệp và ứng dụng ảnh viễn thám để quản lý xây dựng, tài nguyên…
Nhà Bè từng ngày phát triển. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Để ứng dụng AI từ đầu tháng 10-2020, huyện Nhà Bè đã phối hợp với Công ty ICOMM triển khai thử nghiệm ứng dụng AI trong đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, doanh nghiệp, người dân đối với đội ngũ cán bộ, công chức tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của huyện.
Ứng dụng Nhà Bè trực tuyến dể dàng sử dụng trên di động. Ảnh: T. BA
Hệ thống AI này được xây dựng gồm các chức năng đánh giá: Mức độ hài lòng của người dân; Chất lượng, thái độ của cán bộ công chức. Thông qua quá trình thử nghiệm, căn cứ kết quả từ AI để tổng kết, đánh giá và hoàn thiện quy trình nhằm nhân rộng tại tất cả các cơ quan, đơn vị có thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, tổ chức và người dân.
* Mức độ hài lòng của người dân: Hệ thống xác định cảm xúc, sự hài lòng, sự không hài lòng của người dân khi giao tiếp với cán bộ, công chức thông qua nét mặt, giọng điệu… để từ đó phân tích, thống kê số lượng, tỷ lệ hài lòng người dân; Hệ thống đo thời gian phải chờ đợi đến lượt được phục vụ của người dân thông qua thuật toán phân tích trên hình ảnh thu lại từ camera; Thống kê số lượng người dân phải chờ đợi tại hàng ghế chờ…
* Chất lượng, thái độ của cán bộ công chức: Xác định thời gian xử lý công việc phục vụ công dân trên một trường hợp của cán bộ công chức dựa trên các thuật toán nhận dạng và định danh người dùng đang có mặt tại quầy tiếp dân/quầy làm thủ tục; Nhận diện các trường hợp cán bộ công chức không tuân thủ tác phong, quy chế làm việc: Xác định thời gian rời khỏi vị trí làm việc trong thời gian tiếp nhận hồ sơ của công dân; làm việc riêng trong quá trình tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính dựa trên các thuật toán nhận diện hành động…
Được biết trong thời gian tới, huyện Nhà Bè sẽ phối hợp với Viện Công nghệ Vũ trụ (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thực hiện “Ứng dụng địa tin học trong quản lý xây dựng” trên địa bàn huyện Nhà Bè, sử dụng ảnh viễn thám và không ảnh chụp từ các phương tiện bay không người lái để tự động phát hiện những biến động đất đai tại các khu vực được chụp ảnh.
Người dân Nhà Bè vui chơi Trung Thu. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Hiện nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ Vũ trụ đã đề xuất với lãnh đạo UNBD huyện Nhà Bè dự án “Ứng dụng địa tin học trong quản lý xây dựng trên địa bàn huyện Nhà Bè, TPHCM” với nội dung chính: Thu thập tài liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng và quy hoạch xây dựng huyện Nhà Bè; Xây dựng hệ thống quản lý, phần mềm giám sát các hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện trên cơ sở sử dụng ảnh viễn thám. Nếu được ứng dụng, đây sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho chính quyền các cấp đối với việc quản lý trật tự xây dựng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, đem lại sự hài lòng, hạnh phúc cho người dân ngay từ cấp cơ sở.
Ảnh viễn thám với tầm bao quát rộng được thu bằng nhiều các kỹ thuật khác nhau trên nhiều kênh phổ ở các độ phân giải từ chi tiết đến khái lược toàn cảnh và với chu kỳ lặp lại tương ứng từ vài ngày đến vài giờ đã được chứng minh là công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý đô thị trên nhiều phương diện khác nhau.
Theo Viện Công nghệ Vũ trụ, tùy thuộc yêu cầu của huyện, Viện có thể chuyển giao phần mềm kèm đào tạo sử dụng hoặc định kỳ xử lý cung cấp dữ liệu cho huyện về tình hình biến động trong xây dựng. Căn cứ vào yêu cầu thực tế trong quản lý phát triển đô thị tại huyện Nhà Bè, Viện cũng hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu quản lý thời gian thực, kể cả quản ý chiều cao công trình, các công trình cơi nới, độ lún sụt các công trình bằng nguồn dữ liệu ảnh viễn thám phân giải cao và không ảnh chụp từ các phương tiện bay không người lái mà Viện đang có thế mạnh.
Theo báo Sài Gòn giải phóng

Hội thảo về Khoa học và Công nghệ vũ trụ trong khuôn khổ đề tài Nghiên cứu luận cứ khoa học để xây dựng Chiến lược phát triển công nghệ vũ trụ Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn 2045
Ngày 15/5/2020, Viện Công nghệ vũ trụ phối hợp với Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia về Công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 – 2020 đã chủ trì tổ chức “Hội thảo về Khoa học và Công nghệ vũ trụ trong khuôn khổ đề tài Nghiên cứu luận cứ khoa học để xây dựng Chiến lược phát triển công nghệ vũ trụ Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn 2045”.

Đại hội Chi bộ Viện Công nghệ vũ trụ nhiệm kỳ 2020-2025
Ngày 6/5/2020, Chi bộ Viện Công nghệ vũ trụ long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2020-2025. Tham dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Nguyễn Quang Liêm, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Viện Hàn lâm KHCNVN, cùng toàn thể đảng viên đang sinh hoạt tại Chi bộ Viện CNVT.

Làm thế nào để xây dựng ngành công nghiệp vũ trụ ở Việt Nam?
NDĐT – Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 137/2006/QĐ-TTg ngày 14-6-2006 về “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020”. Năm nay là năm cuối cùng của chiến lược 15 năm phát triển công nghệ vũ trụ. Nhân Dân điện tử đã có cuộc phỏng vấn TS Bùi Trọng Tuyên, Viện trưởng Viện Công nghệ vũ trụ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về vấn đề này.

Ứng dụng công nghệ Địa tin học trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý biên giới
Bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ Quốc gia luôn là nhiệm vụ thiêng liêng được Đảng, Nhà nước và Nhân dân đặc biệt quan tâm. Công tác quản lý tuyến biên giới nói chung và khu vực phía Bắc nói riêng trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn do chiều dài tuyến quá lớn, địa hình phức tạp. Công tác giám sát, quản lý tuyến biên giới đòi hỏi phải có cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, có khả năng tra cứu và luôn được cập nhật thường xuyên.
Các bài khác...
- Cơ sở dữ liệu Viễn thám Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẵn sàng cho khai thác phục vụ nghiên cứu
- Hội thảo khoa học “Xây dựng Cơ sở dữ liệu quản lý tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc tại Lai Châu”
- Viện Công nghệ vũ trụ tổ chức Hội thảo triển khai đề tài tại Đắk Nông
- Hội thảo quốc tế Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý trong giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường