• T9 BonhandienCDS-1.png
  • TLN HN2014-1
  • Hieu Multicopter
  • Tuyen Tuan 0
  • vnredsat1
  • vnredsat2
  • Dao sinh ton
  • Thanh lap ban do
  • UD pho ke
  • aprsaf-20
  • thi ve tranh 1
  • pmtuan
  • Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023
  • Các tên lửa đoạt giải thi trang trí trong Cuộc thi Tên lửa nước Hà Nội năm 2014
  • Phổ kế phản xạ được lắp đặt trên máy bay điều khiển từ xa Multicopter do Viện thiết kế chế tạo được bay thử nghiệm tại Viện HLKHCNVN ngày 17-18/05/2014
  • Vệ tinh VNREDSat-1 bay qua lãnh thổ Việt Nam
  • Hình ảnh Hà Nội được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Hình ảnh Đảo Sinh Tồn được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Thành lập bản đồ sử dụng đất Hà Nội sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1
  • Ứng dụng Phổ kế SCT nghiên cứu độ ẩm đất, sinh khối thực vật, nhiệt độ và độ mặn mặt nước biển
  • Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF-20)
  • Thi vẽ tranh về vũ trụ với chủ đề của APRSAF-20: “ Space & Me”
  • Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước do TS. Phạm Minh Tuấn, Phó Viện Trưởng làm chủ nhiệm

Tin viện CNVT

Cơ sở dữ liệu Viễn thám Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẵn sàng cho khai thác phục vụ nghiên cứu

Năm 2013, Vệ tinh nhỏ quan sát trái đất theo dõi tài nguyên và giám sát môi trường đầu tiên của Việt Nam - VNREDSat-1 đã được đưa vào vận hành và khai thác sử dụng, dưới sự quản lý của Trung tâm Điều khiển và Khai thác vệ tinh nhỏ - Viện Công nghệ vũ trụ. Từ đó đến nay, một nguồn dữ liệu viễn thám khổng lồ chủ yếu chụp lãnh thổ Việt Nam và khu vực lân cận đã được thu về và lưu trữ, cung cấp cho người sử dụng. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn dữ liệu viễn thám này phục vụ các mục đích nghiên cứu còn nhiều hạn chế do các quy định về quản lý nhà nước và tài chính. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị nghiên cứu chuyên ngành cũng đã bỏ ra nguồn kinh phí khá lớn để mua các loại ảnh viễn thám nước ngoài nhằm phục vụ các dự án nghiên cứu của chính mình, gây tốn kém cho ngân sách nhà nước. 

Để giải quyết những tồn tại trên, Đề án “Xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu viễn thám của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam”, mã số VAST.CTG.12/16-18, đã được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giao cho TS. Bùi Trọng Tuyên làm chủ nhiệm và Viện Công nghệ vũ trụ chủ trì thực hiện từ năm 2016 -2019, với mục tiêu chia sẻ, sử dụng lại nguồn dữ liệu viễn thám có được từ vệ tinh VNREDSat-1 và các nguồn ảnh đã mua khác cho các mục đích nghiên cứu của các nhà khoa học, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư ngân sách nhà nước. 

Cho đến nay, Đề án đã hoàn thành các công việc chính và bộ cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám đã có thể đưa vào khai thác, sử dụng. Bộ cơ sở dữ liệu này được xây dựng trên nền nguồn dữ liệu rất lớn do hệ thống vệ tinh VNREDSat-1 thu thập được từ năm 2013 đến nay, trong đó bao gồm 20.465 cảnh ảnh VNREDSat-1 toàn sắc (Panchromatic) và đa phổ (Multi-spectral) ở các mức xử lý tương ứng 1A, 2A theo cách phân loại ảnh viễn thám thông dụng. Bên cạnh đó, Đề án cũng tiến hành thu thập cập nhật các thông tin (METADATA) của khoảng 5000 cảnh ảnh của các loại vệ tinh khác (phần lớn là các vệ tinh độ phân giải thấp như MODIS, SEAWIFs…) là các ảnh đã được sử dụng bởi các Viện nghiên cứu trong Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Bộ cơ sở dữ liệu này hiện đang được đặt trên các máy chủ tại Viện Công nghệ vũ trụ. Người sử dụng có thể truy cập cơ sở dữ liệu theo địa chỉ: http://sti-csdl.vast.vn/

csdl1
Hình 1. Giao diện người dùng của cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám

Trên giao diện tương tác của cơ sở dữ liệu, người dùng có thể tìm kiếm các thông tin về dữ liệu ảnh viễn thám với chất lượng sử dụng được, chụp các khu vực trong lãnh thổ Việt Nam và một số khu vực trên thế giới. Các thông tin về ảnh có thể tải xuống. Hướng dẫn sử dụng cũng được tích hợp trong giao diện này.

csdl2
Hình 2. Kết quả tìm kiếm ảnh trong cơ sở dữ liệu

Các thông tin cơ bản của ảnh trong cơ sở dữ liệu được chiết xuất từ dữ liệu METADATA đi kèm mỗi cảnh ảnh, bao gồm các trường thuộc tính đã được thống nhất sử dụng trong các cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám tương tự trên thế giới, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng lựa chọn, phân tích và ứng dụng theo nhu cầu nghiên cứu của mình. Với ảnh VNREDSat-1, bộ cơ sở dữ liệu còn chứa các dữ liệu ảnh thành phẩm với chất lượng ảnh phù hợp, sẵn sàng chuyển giao để sử dụng trực tiếp trong các nghiên cứu, ứng dụng. Bộ cơ sở dữ liệu này được xây dựng theo hướng mở và sẽ được tiếp tục cập nhật dữ liệu thu được từ hệ thống VNREDsat-1 cũng như các hệ thống vệ tinh viễn thám khác trong tương lai của Việt Nam. Các thông tin của bộ cơ sở dữ liệu này cũng được kết nối với cơ sở dữ liệu viễn thám Quốc gia để đảm bảo yêu cầu thống nhất quản lý nhà nước về dữ liệu viễn thám.

Bộ cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám của Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam hiện đã có thể sẵn sàng sử dụng và khai thác. Tuy nhiên để khai thác hiệu quả hơn cơ sở dữ liệu này, trong thời gian tới cũng còn một số công việc cần hoàn thiện, đó là: xây dựng, hoàn thiện các quy chế sử dụng, khai thác, chia sẻ dữ liệu ảnh giữa các viện nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; xây dựng quy trình cập nhật, vận hành cơ sở dữ liệu trong tương lai; tiếp tục cập nhật các dữ liệu mới của hệ thống VNREDSat-1 và thu thập cập nhật thông tin các dữ liệu ảnh đang có tại các cơ quan khác vào cơ sở dữ liệu.

Theo kế hoạch, Đề án sẽ được đánh giá nghiệm thu vào tháng 12 năm 2019.