TIN HOẠT ĐỘNG
Nghiệm thu cấp Nhà nước Đề tài TN3/T16 “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN PHỤC VỤ QUẢN LÝ GIÁM SÁT LỚP PHỦ RỪNG TÂY NGUYÊN BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM ĐA ĐỘ PHÂN GIẢI, ĐA THỜI GIAN”
Rừng là một trong những tài nguyên quan trọng nhất của Tây Nguyên, tuy nhiên trong quá trình phát triển, rừng cũng là một trong những tài nguyên bị đe dọa tàn phá nhiều nhất. Mặc dù vậy, hiện nay chưa có một kết quả nào phản ánh chính xác sự biến động lớp phủ rừng tại Tây Nguyên trong thời gian qua, đặc biệt là các khu vực trọng điểm như rừng đầu nguồn. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống có khả năng cung cấp kịp thời, liên tục các thông tin giám sát và quản lý rừng dựa trên công nghệ viễn thám là hết sức cần thiết. Công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý đã chứng tỏ nhiều ưu thế trong việc xây dựng hệ thống giám sát và quản lý lớp phủ rừng, bên cạnh những điểm mạnh như thông tin khách quan đa dạng và chính xác thì trong điều kiện cụ thể ở Tây Nguyên, công nghệ này còn có thể phát huy các ưu điểm như : thông tin bao phủ một khu vực rộng lớn, phù hợp với diện tích rộng của Tây Nguyên; thời gian thu thập thông tin nhanh, liên tục, thích hợp với giám sát điều kiện rừng nhiều biến động như ở Tây Nguyên. Tiếp cận hướng nghiên cứu này, nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ vũ trụ, Viện Hàn lâm KHCNVN do TS Phạm Việt Hòa chủ trì đã triển khai thực hiện thành công đề tài TN3/T16 “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thong tin phục vụ quản lý giám sát lớp phủ rừng Tây Nguyên bằng công nghệ viễn thám đa độ phân giải, đa thời gian” (trong thời gian từ tháng 10/2012-09/2015). Đề tài đã được Hội đồng khoa học và công nghệ cấp Nhà nước đánh giá đạt loại Khá (84.3 /100) tại phiên họp nghiệm thu vào chiều ngày 05/02/2016.
HỢP TÁC GIỮA VIỆN CÔNG NGHỆ VŨ TRỤ - UNSPIDER TRONG PHÒNG TRÁNH VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI - 5/2016
Ngày 09/05/2016, trong khuôn khổ hợp tác về ứng dụng công nghệ không gian trong phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, Diễn đàn Liên hợp quốc về ứng dụng công nghệ không gian trong ứng phó khẩn cấp (UNSPIDER) và Trung tâm Công nghệ địa không gian, Trường Đại học Delta, Hoa Kỳ đã thăm và làm việc tại Viện Công nghệ Vũ trụ nhằm trao đổi về khả năng ứng dụng công nghệ viễn thám nói chúng và tư liệu ảnh viễn thám VNREDSat-1 nói riêng để hỗ trợ, ứng phó và giảm thiểu rủi ro khi thiên tai xẩy ra.
VNREDSat-1: Ba năm hoạt động trên quỹ đạo
VNREDSat-1 là hệ thống vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam, đã và đang hoạt động an toàn và được khai thác hiệu quả như một công cụ giám sát tích cực và chủ động phục vụ công tác quản lý tài nguyên môi trường, nghiên cứu khoa học, đào tạo, hỗ trợ các nhiệm vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội cũng như nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia. Ngày 7/5/2016, đánh dấu mốc thời gian ba năm hệ thống vệ tinh VNREDSat-1 hoạt động trên quỹ đạo.
Các bài khác...
- Bản tin Tình hình hoạt động của Vệ tinh VNREDSat-1 từ ngày 23/03/2016 đến 23/04/2016
- Bản tin Tình hình hoạt động của Vệ tinh VNREDSat-1 từ ngày 10/3/2016 đến 10/4/2016
- Bản tin Tình hình hoạt động của Vệ tinh VNREDSat-1 từ ngày 27/2/2016 đến 27/3/2016
- Hội thảo “Vận hành và Ứng dụng vệ tinh VNREDSat-1”
- Bản tin Tình hình hoạt động của Vệ tinh VNREDSat-1 từ ngày 13/02/2016 đến 13/03/2016