• T9 BonhandienCDS-1.png
  • TLN HN2014-1
  • Hieu Multicopter
  • Tuyen Tuan 0
  • vnredsat1
  • vnredsat2
  • Dao sinh ton
  • Thanh lap ban do
  • UD pho ke
  • aprsaf-20
  • thi ve tranh 1
  • pmtuan
  • Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023
  • Các tên lửa đoạt giải thi trang trí trong Cuộc thi Tên lửa nước Hà Nội năm 2014
  • Phổ kế phản xạ được lắp đặt trên máy bay điều khiển từ xa Multicopter do Viện thiết kế chế tạo được bay thử nghiệm tại Viện HLKHCNVN ngày 17-18/05/2014
  • Vệ tinh VNREDSat-1 bay qua lãnh thổ Việt Nam
  • Hình ảnh Hà Nội được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Hình ảnh Đảo Sinh Tồn được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Thành lập bản đồ sử dụng đất Hà Nội sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1
  • Ứng dụng Phổ kế SCT nghiên cứu độ ẩm đất, sinh khối thực vật, nhiệt độ và độ mặn mặt nước biển
  • Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF-20)
  • Thi vẽ tranh về vũ trụ với chủ đề của APRSAF-20: “ Space & Me”
  • Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước do TS. Phạm Minh Tuấn, Phó Viện Trưởng làm chủ nhiệm

Tin viện CNVT

Hội thảo “Vận hành và Ứng dụng vệ tinh VNREDSat-1”

Trong 2 ngày 17-18/3/2016, tại khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc, Thái Nguyên đã diễn ra Hội thảo “Vận hành và Ứng dụng vệ tinh VNREDSat-1”; Tham dự hội thảo có PGS.TS.Doãn Minh Chung, Viện trưởng Viện Công nghệ vũ trụ, TS.Bùi Trọng Tuyên, Trưởng Ban Quản lý Dự án Vệ tinh nhỏ, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ vũ trụ, đồng chí Nguyễn Xuân Lâm, Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia cùng đông đảo các nhà khoa học đến từ Viện Công nghệ vũ trụ, Viện Hàn lâm KHCNVN, Cục Viễn thám Quốc gia, Tổng cục V - Bộ Công An.

VNREDSat-1, hệ thống vệ tinh quan sát Trái đất đầu tiên của Việt Nam là một hệ thống công nghệ cao, cấu phần bởi một quả vệ tinh và các cơ sở dưới mặt đất, đã và đang hoạt động an toàn và được khai thác hiệu quả trong suốt gần ba năm qua, kể từ ngày vệ tinh được phóng lên quỹ đạo (7/5/2013). Từ đó đến nay, hệ thống VNREDSat-1 được sử dụng như một công cụ giám sát tích cực và chủ động phục vụ công tác quản lý tài nguyên môi trường, nghiên cứu khoa học, hỗ trợ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Việc nghiên cứu làm chủ quy trình vận hành và khai thác vệ tinh nhỏ VNREDSat-1 là việc làm hết sức cần thiết để không ngừng hoàn thiện, nâng cao trình độ và làm chủ hoàn toàn hệ thống VNREDSat-1 trong việc điều khiển, vận hành, lập nhiệm vụ, xử lý cũng như thực hiện các thao tác khắc phục sự cố hay các thao tác đặc thù khác.
Đến nay, hệ thống VNREDSat-1 đã không còn xa lạ đối với cộng đồng sử dụng ảnh viễn thám tại Việt Nam, đây cũng là sự ghi nhận đáng tự hào đối với công tác vận hành và khai thác hệ thống này nhằm hoàn thành mục tiêu nguồn dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1 phát huy được tối đa hiệu quả.

 IMG 0602  IMG 0612
IMG 0577   IMG 0555

Các nhà khoa học trình bày báo cáo tại hội thảo

Hội thảo đã được nghe 05 báo cáo khoa học là sản phẩm của 02 đề tài nghiên cứu thuộc Chương trình khoa học độc lập cấp Nhà nước về Công nghệ vũ trụ, gồm: đề tài “Nghiên cứu làm chủ quy trình công nghệ điều khiển vệ tinh nhỏ quan sát trái đất và đề xuất các quy định về vận hành và khai thác an toàn, hiệu quả vệ tinh VNREDSat-1” do TS.Phạm Minh Tuấn, Viện Công nghệ vũ trụ làm chủ nhiệm và đề tài “Ứng dụng tư liệu viễn thám, ảnh vệ tinh VNREDSat-1 và hệ thông tin địa lý (GIS) giám sát hiện trạng, quá trình sinh trưởng, dự báo sản lượng cà phê khu vực Tây Nguyên, thí điểm tại địa bàn tỉnh ĐắkLắk” do Ths. Đinh Ngọc Đạt, Viện Công nghệ vũ trụ làm chủ nhiệm.

Các báo cáo được trình bày tại hội thảo:
• Phương pháp và quy trình công nghệ về vận hành hệ thống vệ tinh quan sát trái đất nói chung và cho hệ thống vệ tinh VNREDSat-1 nói riêng.
• Cơ chế phối hợp nhằm vận hành an toàn hệ thống, khai thác một cách hiệu quả vệ tinh VNREDSat-1.
• Cơ sở dữ liệu ảnh và phương án phối hợp sử dụng ảnh viễn thám VNREDSat-1.
• Dự thảo đề án đào tạo tăng cường nguồn nhân lực vận hành điều khiển và thu ảnh liên tục của hệ thống vệ tinh quan trắc trái đất.
• Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý trong dự báo năng suất và sản lượng cây cà phê, nghiên cứu thí điểm tại tỉnh Đắk Lắk.
Sau khi nghe các báo cáo tham luận, hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu từ các vị đại biểu tham dự hội thảo nhằm giúp các chủ nhiệm đề tài chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất.


IMG 0594
Chụp ảnh lưu niệm