• T9 BonhandienCDS-1.png
  • TLN HN2014-1
  • Hieu Multicopter
  • Tuyen Tuan 0
  • vnredsat1
  • vnredsat2
  • Dao sinh ton
  • Thanh lap ban do
  • UD pho ke
  • aprsaf-20
  • thi ve tranh 1
  • pmtuan
  • Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023
  • Các tên lửa đoạt giải thi trang trí trong Cuộc thi Tên lửa nước Hà Nội năm 2014
  • Phổ kế phản xạ được lắp đặt trên máy bay điều khiển từ xa Multicopter do Viện thiết kế chế tạo được bay thử nghiệm tại Viện HLKHCNVN ngày 17-18/05/2014
  • Vệ tinh VNREDSat-1 bay qua lãnh thổ Việt Nam
  • Hình ảnh Hà Nội được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Hình ảnh Đảo Sinh Tồn được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Thành lập bản đồ sử dụng đất Hà Nội sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1
  • Ứng dụng Phổ kế SCT nghiên cứu độ ẩm đất, sinh khối thực vật, nhiệt độ và độ mặn mặt nước biển
  • Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF-20)
  • Thi vẽ tranh về vũ trụ với chủ đề của APRSAF-20: “ Space & Me”
  • Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước do TS. Phạm Minh Tuấn, Phó Viện Trưởng làm chủ nhiệm

Tin KHCN Tổng hợp

Vinh danh quốc tế cho các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Trong khuôn khổ Phiên họp lần thứ 37 của Hiệp hội các Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (International Association of Academy of Sciences IAAS) tổ chức từ ngày 18-20/9/2024, GS. Lê Trường Giang, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đã được bầu làm Viện sĩ IAAS. Như vậy tính từ khi đề xuất và được lựa chọn từ hàng trăm hồ sơ để các quốc gia thành viên IAAS thông qua danh sách ứng cử tại Phiên họp lần thứ 36 (tháng 9 năm 2023), GS. Lê Trường Giang đã chính thức trở thành Viện sĩ của một tổ chức khoa học quốc tế danh tiếng quy tụ những học giả hàng đầu thế giới. Đây là sự công nhận đáng trân trọng đối với những đóng góp quan trọng của Phó Chủ tịch VAST trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại Việt Nam cũng như trong các mối quan hệ hợp tác quốc tế.  Cùng được bầu là Viện sĩ trong Phiên họp lần thứ 37 này còn có nhiều nhà khoa học tên tuổi khác như GS. Kraniskov, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga, GS. Kvadrakov, Chủ tịch Trung tâm Thông tin Khoa học Quốc gia Liên bang Nga, GS. Orly, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Azerbaijan, GS. Allaberdy, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Turkmenistan, GS. Chizik, Phó Chủ tịch thứ nhất Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Belarus,… Tính tới Phiên họp lần thứ 37, IAAS hiện có 47 Viện sĩ trong số hàng nghìn Viện sĩ từ các tổ chức thành viên là các Viện Hàn lâm khoa học và các đơn vị nghiên cứu quốc gia uy tín trên thế giới. GS. VS. Lê Trường Giang cũng là nhà khoa học thứ hai của Việt Nam nhận được IAAS bầu chọn, sau GS.VS. Châu Văn Minh - Chủ tịch VAST (được IAAS thông qua tại Phiên họp lần thứ 33 năm 2019 và vinh danh tại Phiên họp lần thứ 35 năm 2022). 

Hội thảo báo cáo sơ bộ kết quả chuyến khảo sát hỗn hợp giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Nga lần thứ 8 bằng tàu “Viện sĩ Oparin” trong vùng biển Việt Nam

Sau khi cập cảng Nha Trang, tàu nghiên cứu khoa học Nga mang tên “Viện sĩ Oparin” đã ra khơi với 36 nhà khoa học Việt Nam và Liên bang Nga thực hiện hành trình khảo sát đa dạng sinh học và hóa sinh biển trong vùng biển Việt Nam từ ngày 18/5/-7/6/2023. Đây là chuyến khảo sát khảo sát hỗn hợp lần thứ tư trong “Lộ trình hợp tác trong nghiên cứu biển giai đoạn 2018-2025” giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm KHCNVN) và Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Phân Viện Viễn Đông, đồng thời là chuyến khảo sát thứ 8 bằng tàu “Viện sĩ Oparin” giữa hai bên tại vùng biển Việt Nam và cũng là hoạt động đầu tiên thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa hai Viện Hàn lâm đã được thông qua tại Khóa họp lần thứ 24 Ủy ban Liên Chính phủ Việt – Nga vào tháng 4/2023 vừa qua.

Dải Ngân hà hình thành như thế nào?

Nguồn gốc chính xác của Dải Ngân hà vẫn còn là bí ẩn. Nhưng các nhà thiên văn học tin rằng nó đã hình thành từ hơn 13 tỷ năm trước và có kích thước nhỏ hơn nhiều so với hiện tại.

 

Mô phỏng Dải Ngân hà hiện tại. Ảnh: NASA