• T9 BonhandienCDS-1.png
  • TLN HN2014-1
  • Hieu Multicopter
  • Tuyen Tuan 0
  • vnredsat1
  • vnredsat2
  • Dao sinh ton
  • Thanh lap ban do
  • UD pho ke
  • aprsaf-20
  • thi ve tranh 1
  • pmtuan
  • Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023
  • Các tên lửa đoạt giải thi trang trí trong Cuộc thi Tên lửa nước Hà Nội năm 2014
  • Phổ kế phản xạ được lắp đặt trên máy bay điều khiển từ xa Multicopter do Viện thiết kế chế tạo được bay thử nghiệm tại Viện HLKHCNVN ngày 17-18/05/2014
  • Vệ tinh VNREDSat-1 bay qua lãnh thổ Việt Nam
  • Hình ảnh Hà Nội được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Hình ảnh Đảo Sinh Tồn được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Thành lập bản đồ sử dụng đất Hà Nội sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1
  • Ứng dụng Phổ kế SCT nghiên cứu độ ẩm đất, sinh khối thực vật, nhiệt độ và độ mặn mặt nước biển
  • Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF-20)
  • Thi vẽ tranh về vũ trụ với chủ đề của APRSAF-20: “ Space & Me”
  • Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước do TS. Phạm Minh Tuấn, Phó Viện Trưởng làm chủ nhiệm

Tin viện CNVT

Nghiệm thu cấp Nhà nước Đề tài TN3/T16 “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN PHỤC VỤ QUẢN LÝ GIÁM SÁT LỚP PHỦ RỪNG TÂY NGUYÊN BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM ĐA ĐỘ PHÂN GIẢI, ĐA THỜI GIAN”

Rừng là một trong những tài nguyên quan trọng nhất của Tây Nguyên, tuy nhiên trong quá trình phát triển, rừng cũng là một trong những tài nguyên bị đe dọa tàn phá nhiều nhất. Mặc dù vậy, hiện nay chưa có một kết quả nào phản ánh chính xác sự biến động lớp phủ rừng tại Tây Nguyên trong thời gian qua, đặc biệt là các khu vực trọng điểm như rừng đầu nguồn. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống có khả năng cung cấp kịp thời, liên tục các thông tin giám sát và quản lý rừng dựa trên công nghệ viễn thám là hết sức cần thiết. Công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý đã chứng tỏ nhiều ưu thế trong việc xây dựng hệ thống giám sát và quản lý lớp phủ rừng, bên cạnh những điểm mạnh như thông tin khách quan đa dạng và chính xác thì trong điều kiện cụ thể ở Tây Nguyên, công nghệ này còn có thể phát huy các ưu điểm như : thông tin bao phủ một khu vực rộng lớn, phù hợp với diện tích rộng của Tây Nguyên; thời gian thu thập thông tin nhanh, liên tục, thích hợp với giám sát điều kiện rừng nhiều biến động như ở Tây Nguyên. Tiếp cận hướng nghiên cứu này, nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ vũ trụ, Viện Hàn lâm KHCNVN do TS Phạm Việt Hòa chủ trì đã triển khai thực hiện thành công đề tài TN3/T16 “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thong tin phục vụ quản lý giám sát lớp phủ rừng Tây Nguyên bằng công nghệ viễn thám đa độ phân giải, đa thời gian” (trong thời gian từ tháng 10/2012-09/2015). Đề tài đã được Hội đồng khoa học và công nghệ cấp Nhà nước đánh giá đạt loại Khá (84.3 /100) tại phiên họp nghiệm thu vào chiều ngày 05/02/2016.

HỢP TÁC GIỮA VIỆN CÔNG NGHỆ VŨ TRỤ - UNSPIDER TRONG PHÒNG TRÁNH VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI - 5/2016

     Ngày 09/05/2016, trong khuôn khổ hợp tác về ứng dụng công nghệ không gian trong phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, Diễn đàn Liên hợp quốc về ứng dụng công nghệ không gian trong ứng phó khẩn cấp (UNSPIDER) và Trung tâm Công nghệ địa không gian, Trường Đại học Delta, Hoa Kỳ đã thăm và làm việc tại Viện Công nghệ Vũ trụ nhằm trao đổi về khả năng ứng dụng công nghệ viễn thám nói chúng và tư liệu ảnh viễn thám VNREDSat-1 nói riêng để hỗ trợ, ứng phó và giảm thiểu rủi ro khi thiên tai xẩy ra.

VNREDSat-1: Ba năm hoạt động trên quỹ đạo

VNREDSat-1 là hệ thống vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam, đã và đang hoạt động an toàn và được khai thác hiệu quả như một công cụ giám sát tích cực và chủ động phục vụ công tác quản lý tài nguyên môi trường, nghiên cứu khoa học, đào tạo, hỗ trợ các nhiệm vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội cũng như nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia. Ngày 7/5/2016, đánh dấu mốc thời gian ba năm hệ thống vệ tinh VNREDSat-1 hoạt động trên quỹ đạo.