• T9 BonhandienCDS-1.png
  • TLN HN2014-1
  • Hieu Multicopter
  • Tuyen Tuan 0
  • vnredsat1
  • vnredsat2
  • Dao sinh ton
  • Thanh lap ban do
  • UD pho ke
  • aprsaf-20
  • thi ve tranh 1
  • pmtuan
  • Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023
  • Các tên lửa đoạt giải thi trang trí trong Cuộc thi Tên lửa nước Hà Nội năm 2014
  • Phổ kế phản xạ được lắp đặt trên máy bay điều khiển từ xa Multicopter do Viện thiết kế chế tạo được bay thử nghiệm tại Viện HLKHCNVN ngày 17-18/05/2014
  • Vệ tinh VNREDSat-1 bay qua lãnh thổ Việt Nam
  • Hình ảnh Hà Nội được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Hình ảnh Đảo Sinh Tồn được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Thành lập bản đồ sử dụng đất Hà Nội sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1
  • Ứng dụng Phổ kế SCT nghiên cứu độ ẩm đất, sinh khối thực vật, nhiệt độ và độ mặn mặt nước biển
  • Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF-20)
  • Thi vẽ tranh về vũ trụ với chủ đề của APRSAF-20: “ Space & Me”
  • Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước do TS. Phạm Minh Tuấn, Phó Viện Trưởng làm chủ nhiệm

Tin viện CNVT

Đàm phán hợp đồng Vòng 1 cho “Gói thầu số 01 – Thiết kế, chế tạo, phóng vệ tinh” thuộc Dự án Vệ tinh nhỏ VNREDSat-1B

Theo quyết định số 401/QĐ-VHL ngày 11/3/2013 của Viện Hàn lâm KHCNVN về việc phê duyệt kết quả chỉ định thầu gói thầu số 01 – thiết kế, chế tạo, phóng vệ tinh thuộc Dự án Vệ tinh nhỏ VNREDSat-1B, đơn vị trúng thầu là Liên danh Công ty cổ phần Spacebel+AMOS và nhà thầu phụ quan trọng QinetiQ – Bỉ.  

Từ ngày 27 đến ngày 31/5/2013 tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Ban Quản lý dự án Vệ tinh nhỏ (Ban QLDAVTN) đã có các buổi đàm phán hợp đồng Vòng 1 với Liên danh Công ty cổ phần Spacebel+AMOS và nhà thầu phụ quan trọng QinetiQ - Vương Quốc Bỉ, (gọi tắt là Liên danh Bỉ) cho “Gói thầu số 01 – Thiết kế, chế tạo, phóng vệ tinh” thuộc Dự án “Vệ tinh nhỏ Việt Nam thứ hai giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai – VNREDSat-1B”.

damphanbi1
Hình ảnh toàn cảnh buổi đàm phán

Tại buổi đàm phán, hai bên cùng thương thảo nhằm đạt tới sự thống nhất về mục tiêu và phạm vi hợp đồng, hình thức hợp đồng, các yêu cầu công việc, tổ chức thực hiện hợp đồng, tiến độ thực hiện, các vấn đề về phóng và bảo hiểm phóng, bảo hiểm rủi ro trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, bảo hành hệ thống và hỗ trợ kỹ thuật sau khi bàn giao, đào tạo và chuyển giao công nghệ…

damphanbi2
Ông Bùi Trọng Tuyên – Trưởng Ban QLDAVTN phát biểu tại buổi đàm phán

damphanbi3
Ông Thierry du Pré-Werson, Giám đốc Công ty SpaceBel, đại diện của Liên danh Bỉ phát biểu tại buổi đàm phán

Ông Bùi Trọng Tuyên – Trưởng Ban QLDAVTN cho biết, các buổi đàm phán đầu tiên này mang ý nghĩa quan trọng bước đầu trong việc hợp tác thực hiện thầu Gói thầu số 01 – Thiết kế, chế tạo, phóng vệ tinh nhỏ VNREDSat-1B. Buổi đàm phán đã nêu ra các nhiệm vụ, công việc và trách nhiệm cụ thể cho cả hai phía trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Đồng thời ông Bùi Trọng Tuyên cũng hy vọng rằng sự hợp tác với Liên danh Bỉ sẽ mang lại thành công tốt đẹp trong việc thực hiện Dự án VNREDSat-1B, góp phần tích cực vào việc thực hiện Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ quốc gia đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 137/QĐ-TTg ngày 14/6/2006. 

Vệ tinh VNREDSat-1B là vệ tinh nhỏ quan sát Trái đất tiếp theo của Việt Nam sử dụng công nghệ siêu phổ và dự kiến có khối lượng khoảng 130 kg, kích thước 865x679x654 mm, thừa kế từ khung vệ tinh PROBA do Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) phát triển. Quỹ đạo của vệ tinh VNREDSat-1B là quỹ đạo thấp đồng bộ mặt trời (SSO) độ cao khoảng 650 km (±30 km). Vệ tinh VNREDSat-1B sẽ cung cấp đồng thời ảnh ở kênh toàn sắc (PAN) và hàng chục kênh phổ có độ phân giải phổ ≤ 10 nm (gọi là các kênh siêu phổ HS). Các ảnh siêu phổ này có khả năng cung cấp thông tin đa dạng theo dải phổ đáp ứng nhiều yêu cầu đặc thù của các nghiên cứu khoa học trong công nghệ viễn thám và của các ứng dụng trong quản lý giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai. Ảnh siêu phổ có những điểm lợi vượt trội so với ảnh đa phổ là dễ dàng cho phép phân biệt các đối tượng khác nhau trong một vùng và hơn nữa còn có thể đánh giá được chất lượng của từng đối tượng dựa trên đặc tính phổ của đối tượng được quan sát. Các ảnh siêu phổ có độ phân giải không gian là 5-10 m (đối với PAN) và 30–50 m (đối với HS). Với độ phân giải không gian này, vệt quét của vệ tinh sẽ có độ rộng vào khoảng 100 km (± 10km). Do đó, số lần quét cần thiết để chụp toàn bộ Việt Nam sẽ giảm đi, từ đó tạo khả năng cập nhật thường xuyên hơn đối với các đối tượng cần quan sát trên diện rộng.

vetinh8
VNREDSat-1 được phóng vào vũ trụ ngày 7/5/2013

Trước đó, ngày 07/5/2013 Việt Nam đã phóng thành công Vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1 bằng tên lửa đẩy VEGA từ bãi phóng Kourou, Guyana thuộc Pháp. Vệ tinh VNREDSat-1 được thiết kế và chế tạo bởi Công ty Astrium SAS thuộc Tập đoàn Hàng không vũ trụ quốc phòng Châu Âu (EADS). Vệ tinh có khả năng chụp ảnh toàn cầu với độ phân giải tới 2,5 mét đáp ứng một phần nhu cầu về ảnh viễn thám của các bộ ngành phục vụ công tác quan sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường, thiên tai và các yêu cầu khác của đất nước.

Vệ tinh VNREDSat-1B sẽ cung cấp các dữ liệu siêu phổ nhằm bổ trợ về thông tin phổ cho các dữ liệu ảnh viễn thám của vệ tinh VNREDSat-1 giúp Việt Nam có một hệ thống cơ sở dữ liệu viễn thám có độ phân giải không gian cũng như phân giải phổ cao rất hữu ích trong các công tác quản lý giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Vệ tinh VNREDSat-1B không nhằm thay thế trực tiếp cho vệ tinh VNREDSat-1 trong việc cung cấp ảnh viễn thám đa phổ có độ phân giải cao.