• T9 BonhandienCDS-1.png
  • TLN HN2014-1
  • Hieu Multicopter
  • Tuyen Tuan 0
  • vnredsat1
  • vnredsat2
  • Dao sinh ton
  • Thanh lap ban do
  • UD pho ke
  • aprsaf-20
  • thi ve tranh 1
  • pmtuan
  • Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023
  • Các tên lửa đoạt giải thi trang trí trong Cuộc thi Tên lửa nước Hà Nội năm 2014
  • Phổ kế phản xạ được lắp đặt trên máy bay điều khiển từ xa Multicopter do Viện thiết kế chế tạo được bay thử nghiệm tại Viện HLKHCNVN ngày 17-18/05/2014
  • Vệ tinh VNREDSat-1 bay qua lãnh thổ Việt Nam
  • Hình ảnh Hà Nội được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Hình ảnh Đảo Sinh Tồn được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Thành lập bản đồ sử dụng đất Hà Nội sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1
  • Ứng dụng Phổ kế SCT nghiên cứu độ ẩm đất, sinh khối thực vật, nhiệt độ và độ mặn mặt nước biển
  • Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF-20)
  • Thi vẽ tranh về vũ trụ với chủ đề của APRSAF-20: “ Space & Me”
  • Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước do TS. Phạm Minh Tuấn, Phó Viện Trưởng làm chủ nhiệm

Tin viện CNVT

VNREDSat-1: hội nhập quốc tế trong phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai (động đất tại Nepal, 25/4/2015)

VNREDSat-1: vệ tinh viễn thám của Việt Nam, mặc dù mới hoạt động trên quỹ đạo được 2 năm, nhưng đã đóng góp tích cực vào việc phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai của Liên hiệp quốc UNESCAP. Theo thông báo của Thư ký khu vực RESAP, Viện công nghệ vũ trụ (Viện Hàn lâm KHCNVN) đã cung cấp những dữ liệu ảnh viễn thám kịp thời để Chính phủ Nepal cũng như Ủy ban các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (UNOCHA) sử dụng cho đợt động đất khủng khiếp tại Nepal xảy ra ngày 25/04/2015.

Theo thống kê của Liên hợp quốc, trong 45 năm gần đây, riêng khu vực Châu Á- Thái Bình Dương thì thiên tai đã làm 2 triệu người chết, 6 triệu người bị ảnh hưởng và gây ra tổn thất khoảng 1,15 nghìn tỷ USD. Do vậy, Khung hành động Sendai giai đoạn 2015-2030 về giảm nhẹ thiên tai đã khẳng định rằng công tác giảm nhẹ thiên tai là điều kiện then chốt cho phát triển bền vững.
Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chủ tịch Viện, Viện Hàn lâm KHCNVN đã tích cực tham gia mạng lưới các nước thành viên Liên hiệp quốc trong khu vực, cung cấp miễn phí và kịp thời các dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1 chụp các vùng xảy ra thiên tai của các nước trong và ngoài khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhằm hỗ trợ các nước giải quyết các vấn đề liên quan đến phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
Nhận được thông tin về trận động đất xảy ra tại Nepal vào lúc 6:11UTC ( khoảng 11:11 giờ Hà Nội) ngày 25/04/2015, Trung tâm Điều khiển và Khai thác vệ tinh nhỏ (thuộc Viện Công nghệ Vũ trụ- Viện Hàn lâm KHCNVN) đã điều khiển vệ tinh VNREDSat-1 chụp ảnh khu vực tâm chấn, và một số khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của trận động đất như: khu vực Gandaki, thành phố Kulako, thành phố Kathmandu của Nepal.
Những bức ảnh vệ tinh VNREDSat-1 có độ phân giải cao 2.5m cùng các dữ liệu ảnh kèm theo đã được cung cấp kịp thời góp phần giúp nước bạn theo dõi, đánh giá, giám sát và ứng cứu khắc phục thiệt hại tại các khu vực xảy ra động đất.
Đóng góp của Viện Hàn lâm KHCNVN trong hợp tác quốc tế về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai đã được UNESCAP ghi nhận và đánh giá cao. Nhân dịp này, Bà Shamika Sirimane, Giám đốc Cơ quan CNTT, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, UNESCAP đã gửi thư cảm ơn Viện Hàn lâm KHCNVN về việc đã chia sẻ dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1 kịp thời trong trận động đất xảy ra tại Nepal và bày tỏ mong muốn được hợp tác lâu dài và hiệu quả với Viện Hàn lâm KHCNVN trong công tác ứng dụng công nghệ vệ tinh, từ đó góp phần xây dựng một Châu Á-Thái Bình Dương phát triển toàn diện, ổn định và bền vững.
Viện HLKHCNVN đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện cam kết của mình nhằm đóng góp tích cực vào công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, vì sự phát triển bền vững của quốc tế cũng như khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Dưới đây là một số hình ảnh của các khu vực đã được chụp ảnh

anh tan 5

anh tan 4

Chi tiết thư cảm ơn xem tại đây.

Người đưa tin: ThS. Ngô Duy Tân