• T9 BonhandienCDS-1.png
  • TLN HN2014-1
  • Hieu Multicopter
  • Tuyen Tuan 0
  • vnredsat1
  • vnredsat2
  • Dao sinh ton
  • Thanh lap ban do
  • UD pho ke
  • aprsaf-20
  • thi ve tranh 1
  • pmtuan
  • Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023
  • Các tên lửa đoạt giải thi trang trí trong Cuộc thi Tên lửa nước Hà Nội năm 2014
  • Phổ kế phản xạ được lắp đặt trên máy bay điều khiển từ xa Multicopter do Viện thiết kế chế tạo được bay thử nghiệm tại Viện HLKHCNVN ngày 17-18/05/2014
  • Vệ tinh VNREDSat-1 bay qua lãnh thổ Việt Nam
  • Hình ảnh Hà Nội được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Hình ảnh Đảo Sinh Tồn được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Thành lập bản đồ sử dụng đất Hà Nội sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1
  • Ứng dụng Phổ kế SCT nghiên cứu độ ẩm đất, sinh khối thực vật, nhiệt độ và độ mặn mặt nước biển
  • Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF-20)
  • Thi vẽ tranh về vũ trụ với chủ đề của APRSAF-20: “ Space & Me”
  • Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước do TS. Phạm Minh Tuấn, Phó Viện Trưởng làm chủ nhiệm

Tin KHCN Tổng hợp

Vệ tinh VNREDSat-1: sau 3 tháng hoạt động trên quỹ đạo

Ngày 07/5/2013 vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên của Việt Nam - VNREDSat-1 đã được phóng thành công vào quỹ đạo bằng tên lửa đẩy VEGA từ sân bay vũ trụ Kourou ở Guiana thuộc Pháp. Vệ tinh VNREDSat-1 có nhiệm vụ chính là chụp ảnh bề mặt trái đất, cung cấp một số lượng lớn ảnh quang học độ có phân giải cao một cách chủ động và kịp thời cho các Bộ, ngành, các tỉnh thành, các cơ quan nghiên cứu khoa học và các trường đại học có nhu cầu giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường, thiên tai, biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.

vnredsat331vnredsat341
Những ảnh đầu tiên của vệ tinh VNREDSat-1: Hà Nội (trái), Phú Quốc (phải)

Ba tháng vừa qua là giai đoạn thử nghiệm hoạt động của vệ tinh VNREDSat-1 trên quỹ đạo, các cán bộ kỹ thuật của Viện Hàn lâm KHCNVN và các chuyên gia Pháp đã thực hiện các công việc như: điều khiển ổn định quỹ đạo làm việc; hiệu chỉnh các thông số hệ thống đối với các thiết bị gắn trên vệ tinh đặc biệt là đối với hệ thống quang học nhằm nâng cao chất lượng ảnh chụp.

Cụ thể, sau khi được tách thành công khỏi tên lửa đẩy VEGA với độ chính xác rất cao, vệ tinh VNREDSat-1 bắt đầu hoạt động trên quỹ đạo bằng các hoạt động khởi động: bật điện hệ máy tính điều khiển, mở cánh pin mặt trời và ngay lập tức điều khiển hướng tấm pin này về phía mặt trời. Các bộ thu/phát tín hiệu điều khiển vệ tinh cũng được bật lên để tìm kiếm và tiếp nhận tín hiệu điều khiển từ mặt đất. Đến 10h15 tối cùng ngày phóng, Trạm thu phát tín hiệu điều khiển băng tần S tại Hòa Lạc đã tiếp nhận được các tín hiệu từ vệ tinh VNREDSat-1. Sau 2 ngày trên quỹ đạo, vệ tinh VNREDSat-1 đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ đầu tiên là chụp ảnh và gửi những bức ảnh lãnh thổ Việt Nam về mặt đất vào lúc 10h53 ngày 09/5/2013.

Cùng với việc thử nghiệm chụp ảnh, việc điều khiển vệ tinh VNREDSat-1 di chuyển về quỹ đạo và làm việc ổn định cũng đã được tiến hành từ ngày 10/5/2013. Việc di chuyển này được thực hiện bằng cách sử dụng hệ thống đẩy trên vệ tinh nhằm đưa vệ tinh tới độ cao cần thiết và góc nghiêng mặt phẳng quỹ đạo đã đăng ký. Để tiết kiệm nhiên liệu cho hệ thống đẩy, một quỹ đạo điều chỉnh tối ưu đã được lập ra và trong 4 ngày vệ tinh VNREDSat-1 đã được điều khiển đưa tới quỹ đạo mong muốn. Hiện nay, vệ tinh VNREDSat-1đang hoạt động ổn định trên quỹ đạo với các thông số như trong bảng sau:

vnredsat31

Sau khi ổn định quỹ đạo làm việc, quá trình chụp ảnh phục vụ căn chỉnh chất lượng sản xuất ảnh cũng như đánh giá hiệu năng của vệ tinh được tiến hành. Đây là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Các thao tác chụp ảnh, lưu trữ, truyền xuống mặt đất và sản xuất ra sản phẩm cuối cùng được thực hiện liên tục, lặp đi lặp lại đối với các vùng khác nhau trên toàn cầu, đặc biệt các vùng có đặc điểm đặc biệt phù hợp để đánh giá, hiệu chỉnh các thông số khác nhau của hệ thống vệ tinh và trạm mặt đất. Ví dụ, các vùng đại dương về đêm được chụp để đo độ tối của ảnh, các vùng rừng Amazon, sa mạc Sahara, hay khu băng tuyết ở Bắc cực và Nam cực được chụp để xác định độ tuyến tính của các điểm ảnh với các bức xạ ánh sáng khác nhau. Để đo độ tương phản của hệ thống, khu vực bãi mốc ảnh chuẩn đặt tại Salon-de-Provence (Pháp) đã được chụp và phân tích. Đây là nơi có bố trí một mẫu ảnh chuẩn trên mặt đất (hình các ô ca-rô đen trắng), có độ rộng xác định trước và thường được sử dụng để đánh giá hiệu suất tương phản của các hệ thống vệ tinh quang học. Tính đến thời điểm ngày 09/8/2013, vệ tinh VNREDSat-1 đã thực hiện chụp, truyền về và thu nhận, xử lý được 7799 ảnh (bao gồm cả ảnh toàn sắc và ảnh đa phổ), trong đó, số ảnh chụp trên lãnh thổ Việt Nam là 735, phục vụ chủ yếu mục đích căn chỉnh cũng như đánh giá hiệu năng của hệ thống. Bên cạnh đó, các ảnh chụp của vệ tinh VNREDSat-1 cũng đã được cung cấp kịp thời cho một số yêu cầu đặc thù.

Đến nay, vệ tinh VNREDSat-1 đã và đang hoạt động ổn định trên quỹ đạo, các tính năng và thông số kỹ thuật của vệ tinh đáp ứng tất cả các yêu cầu đề ra. Việc vận hành hệ thống được thực hiện hoàn toàn bởi các kỹ sư Việt Nam (có sự giám sát của chuyên gia Pháp). Quy trình thực hiện khi có yêu cầu được tiến hành như trong sơ đồ bên dưới, trong đó, lập kế hoạch và vận hành vệ tinh chụp ảnh do Trung tâm Điều khiển và Khai thác Vệ tinh nhỏ thuộc Viện Công nghệ vũ trụ, Viện Hàn lâm KHCNVN thực hiện, còn phần thu nhận ảnh từ vệ tinh được thông qua Trạm thu ảnh vệ tinh thuộc Cục Viễn thám quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

vnredsat36
Quy trình thực hiện nhiệm vụ của hệ thống VNREDSat-1

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 4262/VPCP-QHQT để tăng cường sự phối hợp trong việc vận hành hệ thống VNREDSat-1 nhằm nâng cao hiệu quả khai thác hạ tầng kỹ thuật đã được Nhà nước đầu tư, ngày 01/8/2013 Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thống nhất, ký kết và ban hành Quy chế phối hợp trong hoạt động quản lý, vận hành và khai thác hệ thống vệ tinh VNREDSat-1.

Một số ảnh chụp mới của VNREDSat-1

vnredsat371
Athens, Hy Lạp, ngày 08/8/2013

vnredsat381

Thủy điện Sông Bung 2, tỉnh Quảng Nam, ngày 09/8/2013

Nguồn tin: Ban Quản lý dự án vệ tinh nhỏ