• T9 BonhandienCDS-1.png
  • TLN HN2014-1
  • Hieu Multicopter
  • Tuyen Tuan 0
  • vnredsat1
  • vnredsat2
  • Dao sinh ton
  • Thanh lap ban do
  • UD pho ke
  • aprsaf-20
  • thi ve tranh 1
  • pmtuan
  • Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023
  • Các tên lửa đoạt giải thi trang trí trong Cuộc thi Tên lửa nước Hà Nội năm 2014
  • Phổ kế phản xạ được lắp đặt trên máy bay điều khiển từ xa Multicopter do Viện thiết kế chế tạo được bay thử nghiệm tại Viện HLKHCNVN ngày 17-18/05/2014
  • Vệ tinh VNREDSat-1 bay qua lãnh thổ Việt Nam
  • Hình ảnh Hà Nội được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Hình ảnh Đảo Sinh Tồn được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Thành lập bản đồ sử dụng đất Hà Nội sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1
  • Ứng dụng Phổ kế SCT nghiên cứu độ ẩm đất, sinh khối thực vật, nhiệt độ và độ mặn mặt nước biển
  • Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF-20)
  • Thi vẽ tranh về vũ trụ với chủ đề của APRSAF-20: “ Space & Me”
  • Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước do TS. Phạm Minh Tuấn, Phó Viện Trưởng làm chủ nhiệm

Tin KHCN Tổng hợp

Năm 2013, năm thành công với Dự án VNREDSat-1

Vệ tinh VNREDSat-1 đã được phóng thành công lên quỹ đạo từ sân bay vũ trụ Kourou (Guiana thuộc Pháp) vào ngày 07/5/2013. Sau khi được đưa tới quỹ đạo làm việc ở độ cao 680km, vệ tinh VNREDSat-1 đã đều đặn chụp và truyền về trạm mặt đất ở Việt Nam các bức ảnh rõ nét, chất lượng cao đáp ứng kịp thời các nhu cầu ảnh viễn thám cho Việt Nam. Ngày 4/9/2013 vệ tinh VNREDSat-1 đã được phía Pháp bàn giao chính thức cho phía Việt Nam vận hành khai thác sử dụng.

 

bangiaovetinh3
Ảnh 1. Lễ ký biên bản bàn giao vệ tinh VNREDSat-1 với sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

Dự án VNREDSat-1 được xây dựng dựa trên những nghiên cứu, đánh giá về nhu cầu thực tiễn trong nước, công nghệ và xu hướng phát triển mới trong lĩnh vực vệ tinh nhỏ quan sát trái đất trên thế giới. Dự án còn là sự phối kết hợp giữa Viện Hàn lâm KHCNVN và Bộ Tài nguyên và Môi trường để khai thác hiệu quả các hạ tầng kỹ thuật sẵn có đó là “Hệ thống thu nhận, lưu trữ và xử lý ảnh các vệ tinh viễn thám” của Bộ Tài nguyên Môi trường đã được đầu tư giai đoạn trước nhằm tạo ra một hệ thống giám sát hoàn chỉnh, độc lập từ vệ tinh đến trạm thu mặt đất và trung tâm xử lý phân phối dữ liệu ảnh viễn thám tại Việt Nam. Với vệ tinh VNREDSat-1, Việt Nam có một hệ thống khép kín, chủ động từ chụp, thu và xử lý ảnh; cung cấp ảnh viễn thám đáp ứng nhu cầu của các Bộ, ngành trong công tác giám sát tài nguyên thiên nhiên môi trường, thiên tai và các yêu cầu có tính đặc thù khác.

Dưới sự chỉ đạo đồng bộ, sát sao của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường, quá trình vận hành và khai thác hệ thống vệ tinh VNREDSat-1 đã diễn ra an toàn và hiệu quả sau 239 ngày hoạt động trong năm 2013. Các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành đều được các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Điều khiển và Khai thác Vệ tinh nhỏ nhanh chóng khắc phục đảm bảo sự hoạt động liên tục, ổn định của vệ tinh. Cùng với sự phối hợp chặt chẽ của Cục Viễn thám quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho hết ngày 31/12/2013, tức là sau khi thực hiện được 3465 vòng quay quanh Trái đất, vệ tinh VNREDSat-1 đã chụp được 20463 cảnh trên toàn thế giới, với diện tích mỗi cảnh chụp được tương ứng trên mặt đất là 17,5km x 17,5km (trong đó có 9631 cảnh toàn sắc và 10832 cảnh đa phổ). Riêng trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam là 5043 cảnh (trong đó có 2505 cảnh toàn sắc và 2538 cảnh đa phổ). Đây là nguồn dữ liệu viễn thám quý báu đáp ứng các nhu cầu khác nhau của Việt Nam.

Trong năm 2014, vệ tinh VNREDSat-1 sẽ tiếp tục thực hiện sứ mệnh của mình là chụp và cung cấp các ảnh quang học có độ phân giải cao giúp Việt Nam chủ động trong các công tác giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

vnredsat2014
                                       Ảnh 2. Cảnh ảnh đầu tiên của năm 2014 chụp từ vệ tinh VNREDSat-1 ngày 01/01/2014                                        Núi lửa Chaparrastique đang phun gần thành phố San Miguel, phía đông El Salvador

Nguồn tin: Ban Quản lý Dự án vệ tinh nhỏ
Theo: Minh Tâm_Viện HLKHCNVN