• T9 BonhandienCDS-1.png
  • TLN HN2014-1
  • Hieu Multicopter
  • Tuyen Tuan 0
  • vnredsat1
  • vnredsat2
  • Dao sinh ton
  • Thanh lap ban do
  • UD pho ke
  • aprsaf-20
  • thi ve tranh 1
  • pmtuan
  • Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023
  • Các tên lửa đoạt giải thi trang trí trong Cuộc thi Tên lửa nước Hà Nội năm 2014
  • Phổ kế phản xạ được lắp đặt trên máy bay điều khiển từ xa Multicopter do Viện thiết kế chế tạo được bay thử nghiệm tại Viện HLKHCNVN ngày 17-18/05/2014
  • Vệ tinh VNREDSat-1 bay qua lãnh thổ Việt Nam
  • Hình ảnh Hà Nội được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Hình ảnh Đảo Sinh Tồn được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Thành lập bản đồ sử dụng đất Hà Nội sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1
  • Ứng dụng Phổ kế SCT nghiên cứu độ ẩm đất, sinh khối thực vật, nhiệt độ và độ mặn mặt nước biển
  • Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF-20)
  • Thi vẽ tranh về vũ trụ với chủ đề của APRSAF-20: “ Space & Me”
  • Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước do TS. Phạm Minh Tuấn, Phó Viện Trưởng làm chủ nhiệm

Tin KHCN Tổng hợp

Vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon đã hoạt động một tháng trong không gian

Ngày 19/12/2013 đúng tròn một tháng vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon (Rồng siêu nhỏ) được đưa vào quỹ đạo và phát tín hiệu thành công về Trái đất. Cùng với trạm mặt đất của Trung tâm Vệ tinh Quốc gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các trạm mặt đất của nhiều trường đại học Nhật Bản và các nhà vô tuyến nghiệp dư trên thế giới vẫn liên tục thu được tín hiệu của vệ tinh PicoDragon.

Ngày 19/12/2013, đúng tròn một tháng vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon (Rồng siêu nhỏ) được đưa vào quỹ đạo và phát tín hiệu “PICODRAGONVIETNAM” thành công về Trái đất (Trang thông tin tổng hợp về hoạt động của PicoDragonhttp://pdg.vnsc.org.vn). Đây là một thành công nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn, bởi nó đánh dấu thành công bước đầu trong việc chinh phục không gian của đội ngũ kỹ sư, nghiên cứu viên trẻ thuộc Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (TTVTQG).

1thangpico1
Thu tín hiệu vệ tinh PicoDragon tại trạm mặt đất Trung tâm Vệ tinh Quốc gia

Do được phóng ra từ trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) tại cùng một thời điểm nên quỹ đạo của PicoDragon và hai vệ tinh siêu nhỏ khác của Mỹ là ArduSat-1 và ArduSat-X , khó để phân biệt, xác định chính xác thông số quỹ đạo của các vệ tinh này. 

1thangpico2
Ảnh mô phỏng quỹ đạo vị trí PicoDragon, ArduSat-1 và ArduSat-X so với trạm ISS trong không gian 
(Ảnh do nhóm chế tạo vệ tinh ArduSat cung cấp)

Trong quá trình liên lạc với PicoDragon, nhóm kỹ sư TTVTQG đã gặp không ít khó khăn do thường xuyên phải cập nhật lại thông số quỹ đạo vệ tinh PicoDragon trước khi thu tín hiệu. Tuy nhiên, nhờ vào sự nỗ lực cố gắng tìm các phương án cùng sự phối hợp, chia sẻ thông tin với các trạm mặt đất tại các trường đại học Nhật Bản và các nhà vô tuyến nghiệp dư trên thế giới, đến nay nhóm kỹ sư TTVTQG vẫn tiếp tục giữ được liên lạc với PicoDragon.

1thangpico3
Đánh giá và xác định thông số quỹ đạo của PicoDragon trước giờ thu

1thangpico4
Bảng tổng hợp các nhà vô tuyến điện nghiệp dư trên thế giới thường xuyên thu và trao đổi thông tin 
về PicoDragon với Trung tâm Vệ tinh Quốc gia

1thangpico5

Kết quả thu tín hiệu từ vệ tinh PicoDragon ngày 17/12/2013 
do nhà vô tuyến điện nghiệp dư Mario Fazio, Achentina cung cấp

Theo dự kiến vệ tinh PicoDragon sẽ tiếp tục hoạt động trên quỹ đạo trong hai tháng nữa. Các kết quả thu nhận tín hiệu từ vệ tinh sẽ được sử dụng cho việc đánh giá hoạt động của vệ tinh và làm cơ sở cho kế hoạch phát triển vệ tinh “Made in Vietnam” trong tương lai của Trung tâm Vệ tinh Quốc gia, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Nguồn tin: Trung tâm Vệ tinh Quốc gia
Theo Viện HLKHCNVN