• T9 BonhandienCDS-1.png
  • TLN HN2014-1
  • Hieu Multicopter
  • Tuyen Tuan 0
  • vnredsat1
  • vnredsat2
  • Dao sinh ton
  • Thanh lap ban do
  • UD pho ke
  • aprsaf-20
  • thi ve tranh 1
  • pmtuan
  • Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023
  • Các tên lửa đoạt giải thi trang trí trong Cuộc thi Tên lửa nước Hà Nội năm 2014
  • Phổ kế phản xạ được lắp đặt trên máy bay điều khiển từ xa Multicopter do Viện thiết kế chế tạo được bay thử nghiệm tại Viện HLKHCNVN ngày 17-18/05/2014
  • Vệ tinh VNREDSat-1 bay qua lãnh thổ Việt Nam
  • Hình ảnh Hà Nội được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Hình ảnh Đảo Sinh Tồn được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Thành lập bản đồ sử dụng đất Hà Nội sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1
  • Ứng dụng Phổ kế SCT nghiên cứu độ ẩm đất, sinh khối thực vật, nhiệt độ và độ mặn mặt nước biển
  • Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF-20)
  • Thi vẽ tranh về vũ trụ với chủ đề của APRSAF-20: “ Space & Me”
  • Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước do TS. Phạm Minh Tuấn, Phó Viện Trưởng làm chủ nhiệm

Tin KHCN Tổng hợp

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam ký hợp tác với Đại học Hokaido về chia sẻ dữ liệu vệ tinh MicroDragon

Mới đây tại Hà Nội, PGS.TS Phạm Anh Tuấn - Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã cùng đại diện lãnh đạo Trường Đại học Hokkaido, Nhật Bản ký “Biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác về việc điều khiển, vận hành và chia sẻ dữ liệu vệ tinh MicroDragon”.

 kyketvnsc1

Lễ ký kết bản ghi nhớ giữa trung tâm vũ trụ việt nam và đại học hokkaido về việc điều khiển, vận hành và chia sẻ dữ liệu vệ tinh MicroDragon

Vệ tinh MicroDragon (50 kg) là một sản phẩm nằm trong Hợp phần đào tạo vệ tinh cơ bản, bộ phận của Dự án “Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái Đất” (viết tắt là Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam). 

Mục tiêu của Hợp phần là xây dựng đội ngũ nhân lực có trình độ trong lĩnh vực công nghệ vệ tinh và vũ trụ thông qua việc cử tuyển 36 cán bộ nghiên cứu và kỹ sư trẻ, gửi đến 5 trường đại học hàng đầu của Nhật Bản theo học chương trình đào tạo Thạc sĩ Công nghệ vũ trụ và chế tạo vệ tinh MicroDragon. Nhiệm vụ chủ đạo của MicroDragon là chụp ảnh theo dõi chất lượng nước biển ven bờ để phục vụ cho ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản Việt Nam.

kyketvnsc2
Bức ảnh đầu tiên chụp từ vệ tinh MicroDragon bởi máy ảnh TPI vào lúc 0 giờ 15 phút 45 (giờ Việt Nam) ngày 22/1/2019 (Hệ máy ảnh TPI có nhiệm vụ quan sát, phát hiện độ bao phủ mây, đặc tính của sol khí, cải thiện hiệu chỉnh khí quyển…)

Được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa Epsilon -4 vào ngày 18/1/2019 tại bãi phóng Uchinoura , MicroDragon đã kết nối thành công với trạm mặt đất liên tục trong các ngày từ 18 - 23/1/2019. Các cán bộ của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã thực hiện thành công việc thu nhận tín hiệu đo xa từ vệ tinh, thực hiện điều khiển chuyển chế độ và ổn định tư thế vệ tinh, điều khiển chụp, thu nhận và xử lý ảnh... Những kết quả thu được ban đầu cho thấy vệ tinh ở trạng thái tốt và các chức năng hoạt động như thiết kế.

kyketvnsc3
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt, biểu dương các kỹ sư trẻ chế tạo vệ tinh MicroDragon của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam vào ngày 21/1/2019

Sau thời gian vận hành thử nghiệm tại Nhật Bản, trong thời gian trạm mặt đất chuẩn bị được xây dựng tại Việt Nam, vệ tinh MicroDragon được đặt ở trạng thái chờ hoạt động trên quỹ đạo. Trong bối cảnh này, việc ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Vũ trụ Việt Nam và Đại học Hokkaido sẽ làm tiền đề cho việc tiếp tục khai thác vệ tinh MicroDragon tại Nhật Bản với các lợi ích thiết thực./.

Theo VAST