• T9 BonhandienCDS-1.png
  • TLN HN2014-1
  • Hieu Multicopter
  • Tuyen Tuan 0
  • vnredsat1
  • vnredsat2
  • Dao sinh ton
  • Thanh lap ban do
  • UD pho ke
  • aprsaf-20
  • thi ve tranh 1
  • pmtuan
  • Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023
  • Các tên lửa đoạt giải thi trang trí trong Cuộc thi Tên lửa nước Hà Nội năm 2014
  • Phổ kế phản xạ được lắp đặt trên máy bay điều khiển từ xa Multicopter do Viện thiết kế chế tạo được bay thử nghiệm tại Viện HLKHCNVN ngày 17-18/05/2014
  • Vệ tinh VNREDSat-1 bay qua lãnh thổ Việt Nam
  • Hình ảnh Hà Nội được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Hình ảnh Đảo Sinh Tồn được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Thành lập bản đồ sử dụng đất Hà Nội sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1
  • Ứng dụng Phổ kế SCT nghiên cứu độ ẩm đất, sinh khối thực vật, nhiệt độ và độ mặn mặt nước biển
  • Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF-20)
  • Thi vẽ tranh về vũ trụ với chủ đề của APRSAF-20: “ Space & Me”
  • Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước do TS. Phạm Minh Tuấn, Phó Viện Trưởng làm chủ nhiệm

Tin KHCN Tổng hợp

Bước tiến mới trong quan hệ hợp tác về công nghệ không gian giữa Viện Hàn lâm KHCNVN và Trung tâm nghiên cứu vũ trụ Quốc gia Cộng hòa Pháp

Năm 2006, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt “Chiến lược Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020” và giao Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) “Chủ trì xây dựng, trình duyệt, tổ chức thực hiện chương trình KHCN độc lập về công nghệ vũ trụ”. Từ đó đến nạy, Việt Nam nói chung, VAST nói riêng đã xây dưng các mối quan hệ hợp tác về hàng không vũ trụ với các đối tác lớn trên thế giới như NASA - Hoa Kỳ, ROSCOSMOS - Liên Bang Nga, JAXA - Nhật Bản,… và đang đầu tư để từng bước hình thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho ứng dụng công nghệ vệ tinh như: xây dựng Trung tâm vũ trụ Việt Nam, phóng các vệ tinh quan sát trái đất, trong đó có dự án vệ tinh quang học quan sát trái đất VNREDSat-1 với nguồn vốn ODA của chính phủ Pháp và do VAST chủ trì đã phóng thành công vào tháng 5/2013.

Dự án vệ tinh VNREDSat-1 là một điểm mốc quan trọng trong lộ trình phát triển công nghệ vũ trụ của VAST, khẳng định sự thành công bước đầu của nền khoa học công nghệ Việt Nam trong việc tiếp thu, làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ quan sát trái đất. Tiếp theo dự án vệ tinh VNREDSat-1 là dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam với mục tiêu đến năm 2020 phóng 04 vệ tinh quan sát trái đất, trong đó có 01 vệ tinh do Việt Nam tự chế tạo. Với những thành tích đã đạt được, tại phiên họp toàn thể lần thứ 27 của Ủy ban Vệ tinh quan sát trái đất (CEOS) tại Canada ngày 06/11/2013, VAST đã được chính thức công nhận là thành viên của CEOS.

Việc hợp tác khoa học với các đối tác Cộng hòa Pháp, đặc biệt là CNES đã góp phần đáng kể để VAST đạt được các mục tiêu trên. Thông qua hợp tác, VAST và CNES đã trao đổi các đoàn Lãnh đạo cấp cao và cán bộ nghiên cứu khoa học. CNES đã có các hoạt động hợp tác và tư vấn, hỗ trợ trong nghiên cứu và đào tạo cán bộ về công nghệ vũ trụ cho Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội trực thuộc VAST. Nhằm thúc đẩy các hoạt động về công nghệ vũ trụ, nhân chuyên thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp Francois Hollande, VAST và CNES đã tiến hành ký kết và trao Bản ghi nhớ hợp tác khoa học dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang và Tổng thống Cộng hòa Pháp Francois Hollande.

hoptacphap1

hoptacphap

GS.VS. Châu Văn Minh - Chủ tịch VAST và  Ông Jean-Yves LE GALL - Chủ tịch CNES ký và trao bản MOU tại Phủ Chủ tịch

Bản Thỏa thuận hợp tác này là cơ sở để thúc đẩy việc thực hiện những hoạt động hợp tác dựa trên năng lực của các bên trong sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình và tạo điều kiện cho việc trao đổi nhân sự để thiết lập mối liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa VAST và CNES. Hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Bản ghi nhớ sẽ được tập trung vào các lĩnh vực: Vệ tinh viễn thám và các ứng dụng; Khoa học vũ trụ và khám phá không gian; Vệ tinh nhỏ; Công nghệ và Nghiên cứu vũ trụ; Điều phối các vấn đề quốc tế và Tăng cường năng lực và giáo dục cộng đồng.

Tại buổi ký kết, Ông Jean-Yves LE GALL – Chủ tịch CNES và GS.VS.Châu Văn Minh – Chủ tịch VAST đã thảo luận về tầm quan trọng của các vệ tinh trong việc đánh giá và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Chủ tịch CNES cũng khẳng định sẽ thăm VAST vào đầu năm 2017 để cụ thể hóa và triển khai các hoạt động của bản MOU đã ký giữa VAST và CNES. Với tư cách là cơ quan tổ chức cuộc họp đặc biệt của các tổ chức hàng đầu về công nghệ không gian ở COP 22, Ông Jean-Yves LE GALL mời GS.VS. Châu Văn Minh tham dự COP 22 sẽ được tổ chức tại Marakech, Morocco vào tháng 11/2016. Viện sỹ Châu Văn Minh cám ơn Chủ tịch CNES và hy vọng, trong thời gian tới, CNES tiếp tục phối hợp với VAST để tăng cường năng lực cho cán bộ của VAST về công nghệ không gian, đặc biệt là những nghiên cứu liên quan tới giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam.

Theo VAST