• T9 BonhandienCDS-1.png
  • TLN HN2014-1
  • Hieu Multicopter
  • Tuyen Tuan 0
  • vnredsat1
  • vnredsat2
  • Dao sinh ton
  • Thanh lap ban do
  • UD pho ke
  • aprsaf-20
  • thi ve tranh 1
  • pmtuan
  • Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023
  • Các tên lửa đoạt giải thi trang trí trong Cuộc thi Tên lửa nước Hà Nội năm 2014
  • Phổ kế phản xạ được lắp đặt trên máy bay điều khiển từ xa Multicopter do Viện thiết kế chế tạo được bay thử nghiệm tại Viện HLKHCNVN ngày 17-18/05/2014
  • Vệ tinh VNREDSat-1 bay qua lãnh thổ Việt Nam
  • Hình ảnh Hà Nội được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Hình ảnh Đảo Sinh Tồn được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Thành lập bản đồ sử dụng đất Hà Nội sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1
  • Ứng dụng Phổ kế SCT nghiên cứu độ ẩm đất, sinh khối thực vật, nhiệt độ và độ mặn mặt nước biển
  • Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF-20)
  • Thi vẽ tranh về vũ trụ với chủ đề của APRSAF-20: “ Space & Me”
  • Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước do TS. Phạm Minh Tuấn, Phó Viện Trưởng làm chủ nhiệm

Tin KHCN Tổng hợp

Vệ tinh MicroDragon của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ đạo vào năm 2018 bằng tên lửa Epsilon của Nhật Bản

Thông qua chương trình hỗ trợ phát triển vệ tinh quan sát trái đất cho mục đích đào tạo tại các nước đang phát triển của Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), dự kiến vào năm 2018, tên lửa Epsilon (Nhật Bản) do công ty IHI Aerospace chế tạo sẽ mang theo vệ tinh MicroDragon của Việt Nam lên quỹ đạo.

 Từ tháng 9/2013, tiếp nối thành công của vệ tinh PicoDragon, Trung tâm Vệ tinh Quốc Gia (TTVTQG) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã cử 3 khóa với tổng cộng 36 kỹ sư đến 5 trường Đại học hàng đầu Nhật Bản  tham gia khóa học thạc sỹ công nghệ vệ tinh, đồng thời, trực tiếp thiết kế, chế tạo, thử nghiệm vệ tinh MicroDragon dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các giáo sư Nhật Bản. Thông qua dự án MicroDragon các cán bộ trẻ của TTVTQG có điều kiện rèn luyện kỹ năng sáng tạo độc lập cũng như khả năng làm việc kỷ luật giữa các nhóm có chức năng nhiệm vụ khác nhau. 

VNSC

Học viên TTVTQG thử nghiệm vệ tinh MicroDragon tại Học viện kỹ thuật Kyushu (Nguồn VNSC)

Cùng với sự quyết tâm của tập thể ban lãnh đạo, sự nỗ lực không ngừng các cán bộ TTVTQG đã hoàn thành giai đoạn thiết kế và chế tạo ban đầu:

  • Nghiên cứu và xác định nhiệm vụ của vệ tinh, đưa ra yêu cầu thiết kế và lựa chọn được những thiết bị nhiệm vụ phù hợp;
  • Xây dựng kịch bản hoạt động dự kiến của vệ tinh, phục vụ cho việc tính toán thiết kế và vận hành vệ tinh sau khi phóng;
  • Lựa chọn các thiết bị trong khối bus, đưa ra thiết kế sơ bộ tổng thể hệ thống vệ tinh;
  • Thực hiện các thử nghiệm rung động và nhiệt đầu tiên để đảm bảo vệ tinh sẽ không bị hư hại dưới rung động mạnh của tên lửa khi phóng cũng như hoạt động tốt trong môi trường vũ trụ khắc nghiệt

Với dự án mang tính đột phá này, các kỹ sư Việt Nam không chỉ có cơ hội tiếp thu kiến thức cơ bản về công nghệ vệ tinh mà còn được trực tiếp tham gia thực hành chế tạo vệ tinh MicroDragon.

Dự kiến tháng 9/2016 vệ tinh MicroDragon sẽ chính thức được chế tạo, tích hợp và đến tháng 9/2017 sẽ hoàn thành để sẵn sàng phóng lên quỹ đạo.

VNSC1

Cùng với sự trợ giúp của JAXA, vệ tinh MicroDragon sẽ sớm được đưa vào hoạt động như dự kiến và lộ trình làm chủ công nghệ vệ tinh của Việt Nam được hiện thực hóa một cách rõ nét.

Vệ tinh MicroDragon có kích thước 50 x 50 x 50 cm, khối lượng khoảng 50 kg đang được các cán bộ trẻ của TTTVTQG phát triển dưới sự trợ giúp của các giáo sư Nhật Bản bằng nguồn kinh phí của dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Nhiệm vụ cụ thể của vệ tinh MicroDragon là: 
-    Quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam.
-    Phát hiện độ bao phủ của mây, tính chất của sol khí để phục vụ cho việc hiệu chỉnh khí quyển
-    Thu các tín hiệu cảm biến trên mặt đất sau đó chuyển các dữ liệu này một cách nhanh chóng tới các địa điểm cách xa nhau trên Trái Đất.
-    Thử nghiệm công nghệ vật liệu mới (Atomic oxygen, Antimony Tin Oxide Coating Solar cell)

Theo JAXA và VNSC