• T9 BonhandienCDS-1.png
  • TLN HN2014-1
  • Hieu Multicopter
  • Tuyen Tuan 0
  • vnredsat1
  • vnredsat2
  • Dao sinh ton
  • Thanh lap ban do
  • UD pho ke
  • aprsaf-20
  • thi ve tranh 1
  • pmtuan
  • Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023
  • Các tên lửa đoạt giải thi trang trí trong Cuộc thi Tên lửa nước Hà Nội năm 2014
  • Phổ kế phản xạ được lắp đặt trên máy bay điều khiển từ xa Multicopter do Viện thiết kế chế tạo được bay thử nghiệm tại Viện HLKHCNVN ngày 17-18/05/2014
  • Vệ tinh VNREDSat-1 bay qua lãnh thổ Việt Nam
  • Hình ảnh Hà Nội được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Hình ảnh Đảo Sinh Tồn được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Thành lập bản đồ sử dụng đất Hà Nội sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1
  • Ứng dụng Phổ kế SCT nghiên cứu độ ẩm đất, sinh khối thực vật, nhiệt độ và độ mặn mặt nước biển
  • Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF-20)
  • Thi vẽ tranh về vũ trụ với chủ đề của APRSAF-20: “ Space & Me”
  • Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước do TS. Phạm Minh Tuấn, Phó Viện Trưởng làm chủ nhiệm

Tin KHCN Tổng hợp

Bốn mươi năm chặng đường phát triển và trưởng thành Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Hòa chung vào không khí tưng bừng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, kỷ niệm 125 năm ngày sinh nhật Bác, chào mừng ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18 - 5, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (20/5/1975 – 20/5/2015) để nhìn lại chặng đường phát triển và trưởng thành của Viện Hàn lâm 40 năm qua.

 40namvast2

Toàn cảnh lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Hàn lâm KHCNVN

Về dự buổi lễ có đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nguyễn Quân, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; GS. TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học QG Hà Nội cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và Hà Nội.

Về phía Viện Hàn lâm có GS. VS. Châu Văn Minh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm; GS. Dương Ngọc Hải, PGS. Phan Văn Kiệm, Phó Chủ tịch Viện; GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam; PGS. Hà Duy Ngọ, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy; cùng toàn thể các đồng chí trong ban chấp hành Đảng uỷ, Thường vụ Công đoàn, các tổ chức đoàn thể, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc cùng toàn thể đại biểu, cán bộ viên chức Viện Hàn lâm KHCNVN, các đồng chí nguyên là Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam qua các thời kỳ.

40namvast1
GS. VS. Châu Văn Minh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN đọc diễn văn tại buổi lễ

Thay mặt Đảng bộ, Lãnh đạo và toàn thể cán bộ viên chức Viện Hàn lâm KHCNVN, GS. VS. Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện đã điểm lại lịch sử xây dựng, phát triển và một số thành tựu nổi bật của Viện Hàn lâm trong suốt 40 năm xây dựng và phát triển.

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Hội đồng Chính phủ đã ký Nghị định số 118/CP ngày 20/5/1975 thành lập Viện Khoa học Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cơ quan trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ; cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội; đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao theo quy định của pháp luật.

Viện đã trải qua 4 thời kỳ phát triển. Giai đoạn 1975-1993: giai đoạn này, Viện Khoa học Việt nam có sứ mạng lịch sử xây dựng nền khoa học cơ bản của nước nhà. Giai đoạn 1993-2003: Viện được tổ chức lại thành Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia. Chức năng của Viện được định rõ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và được bổ sung thêm về nghiên cứu phát triển công nghệ. Giai đoạn 2004-2012: Viện được đổi tên là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ theo các hướng trọng điểm của Nhà nước. Giai đoạn 2013 đến nay: Viện được đổi tên thành Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam xứng đáng là Viện nghiên cứu khoa học đầu ngành của cả nước.

40 năm qua, Viện Hàn lâm đã có những bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, cả về tiềm lực cán bộ và cơ sở vật chất, khẳng định vị thế cũng như đóng góp của Viện về khoa học tự nhiên trong và ngoài nước. Phát huy thế mạnh của một cơ quan nghiên cứu đa ngành hàng đầu của cả nước về khoa học tự nhiên và công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng cho đất nước. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chủ trì tiến hành nhiều chương trình và đề tài điều tra, nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và môi trường để cung cấp cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các vùng lãnh thổ.

Viện Hàn lâm luôn là đơn vị đi đầu cả nước trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, trong các nghiên cứu và ứng dụng về công nghệ cao như: công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ vệ tinh viễn thám, công nghệ vũ trụ, ... Là đơn vị dẫn đầu cả nước về số công bố quốc tế đạt chuẩn ISI, với mức tăng trong một số năm gần đây đến 25%/năm và chiếm 40-45% số công bố quốc tế của cả nước về khoa học tự nhiên (riêng 5 năm 2010 - 2015 Viện Hàn lâm có gần 9.300 công bố khoa học, trong đó có trên 3100 công bố quốc tế với trên 2000 công trình đạt chuẩn ISI, hàng trăm sách chuyên khảo, bằng phát minh, sáng chế), 3 tạp chí về lĩnh vực toán học và công nghệ nano được xếp vào danh mục Scopus quốc tế và đang phấn đấu vào danh mục các tạp chí đạt chuẩn SCI trong tương lai.

Thành công của Viện Hàn lâm trong việc làm chủ vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên của Việt Nam VNREDSAT-1 đánh dấu bằng việc kỷ niệm 2 năm tròn vệ tinh được phóng lên vũ trụ và hoạt động rất hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng; chế tạo thành công vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon hoạt động trong không gian và gửi thành công tín hiệu về mặt đất; sản xuất tinh quặng sắt, sắt xốp và thép từ bùn đỏ trên quy mô công nghiệp với mẻ thử nghiệm trên 200 tấn góp phần không những giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường mà còn mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội rất to lớn…

Với vai trò là cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu của cả nước, gắn chặt nghiên cứu khoa học với công tác đào tạo nguồn nhân lực, Viện Hàn lâm đã trở thành cái nôi đào tạo sau đại học cho cả nước về lĩnh vực khoa học tự nhiên. 19 Viện nghiên cứu chuyên ngành của Viện Hàn lâm được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo tiến sỹ và thạc sỹ, hàng năm đào tạo trên 400 nghiên cứu sinh và 300 học viên cao học. Năm 2014, Học viện Khoa học và Công nghệ trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN được Thủ tướng Chính phủ thành lập đã mở ra giai đoạn mới cho Viện Hàn lâm đẩy mạnh hơn nữa cả về số lượng và đặc biệt là chất lượng đào tạo cán bộ khoa học có trình độ cao cho đất nước về khoa học tự nhiên.

Để tăng cường tiềm lực nghiên cứu, Viện Hàn lâm đặc biệt chú ý đến việc phát triển hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ký kết các thỏa thuận hợp tác với hơn 30 tổ chức quốc tế, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các trường đại học lớn ở nhiều nước trên thế giới.

Những thành tích mà tập thể cán bộ công chức, viên chức Viện Hàn lâm KHCNVN đạt được trong 40 năm qua đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận và trao tặng: Huân chương Độc lập hạng Nhì năm 1995, Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 2000, Huân chương Hồ Chí Minh năm 2010. Nhiều Viện nghiên cứu và cán bộ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng đã được tặng thưởng Huân chương Độc lập và Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, giải thưởng Tạ Quang Bửu vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

40namvast3
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam biểu dương những thành tựu mà các thế hệ nhà khoa học của Viện Hàn lâm đã đạt được trong suốt 40 năm qua. Phó thủ tướng nhấn mạnh, sự phát triển kinh tế của đất nước phụ thuộc rất lớn vào năng lực sáng tạo trong khoa học. Khoa học là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Song năng lực sáng tạo ở nước ta chưa thực sự tốt. Số lượng các kết quả nghiên cứu cơ bản đã tăng nhưng so với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn ở mức thấp. Phó thủ tướng khẳng định, các nhà khoa học là tinh hoa của đất nước. Nhà nước, Chính phủ và cả xã hội trông đợi rất nhiều vào đội ngũ các nhà khoa học. Vì vậy, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cần phải tiếp tục xây dựng các Viện nghiên cứu tiên tiến, có sức lan tỏa tới toàn xã hội, cộng đồng các nhà khoa học và có đóng góp vào nền khoa học thế giới. Phó thủ tướng cũng đề nghị các nhà khoa học Việt Nam nói chung và Viện Hàn lâm nói riêng cần tự làm mới mình, tạo cơ hội cho các nhà khoa học trẻ thể hiện mình nhằm phát triển nền khoa học nước nhà, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một số hình ảnh khác tại lễ kỷ niệm:

40namvast4
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tặng quà tri ân các đồng chí nguyên Lãnh đạo Viện Hàn lâm KHCNVN qua các thời kỳ

40namvast6

40namvast5
Chụp ảnh lưu niệm

Theo VAST