• T9 BonhandienCDS-1.png
  • TLN HN2014-1
  • Hieu Multicopter
  • Tuyen Tuan 0
  • vnredsat1
  • vnredsat2
  • Dao sinh ton
  • Thanh lap ban do
  • UD pho ke
  • aprsaf-20
  • thi ve tranh 1
  • pmtuan
  • Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023
  • Các tên lửa đoạt giải thi trang trí trong Cuộc thi Tên lửa nước Hà Nội năm 2014
  • Phổ kế phản xạ được lắp đặt trên máy bay điều khiển từ xa Multicopter do Viện thiết kế chế tạo được bay thử nghiệm tại Viện HLKHCNVN ngày 17-18/05/2014
  • Vệ tinh VNREDSat-1 bay qua lãnh thổ Việt Nam
  • Hình ảnh Hà Nội được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Hình ảnh Đảo Sinh Tồn được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Thành lập bản đồ sử dụng đất Hà Nội sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1
  • Ứng dụng Phổ kế SCT nghiên cứu độ ẩm đất, sinh khối thực vật, nhiệt độ và độ mặn mặt nước biển
  • Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF-20)
  • Thi vẽ tranh về vũ trụ với chủ đề của APRSAF-20: “ Space & Me”
  • Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước do TS. Phạm Minh Tuấn, Phó Viện Trưởng làm chủ nhiệm

Tin KHCN Tổng hợp

Công nghệ viễn thám và GIS trong bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Hoàng Liên

Trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin quản lý, giám sát tài nguyên ở vườn quốc gia và một số khu bảo tồn thiên nhiên khu vực Tây Bắc bằng công nghệ viễn thám và GIS có sử dụng ảnh VNREDSat-1” do Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật chủ trì và đề tài “Nâng cấp phổ kế phản xạ có khả năng lắp đặt, tác nghiệp tự động trên máy bay không người lái (UAV) để xây dựng cơ sở dữ liệu phổ phản xạ của các đối tượng tự nhiên” do Viện Công nghệ vũ trụ chủ trì; ngày 21-25/12/2014, chủ nhiệm đề tài và nhóm chuyên gia đã thực hiện chuyến thực địa tại Vườn quốc gia Hoàng Liên với mục tiêu thu thập số liệu thực địa ứng dụng công nghệ viễn thám GIS, GPS để quản lý VQG Hoàng Liên và sử dụng máy bay không người lái gắn phổ kế để thu thập số liệu thực địa, xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào phục vụ công tác giải đoán ảnh vệ tinh.

Trong đợt công tác, đoàn đã tiến hành đo 15 ô tiêu chuẩn đại diện cho các kiểu sinh cảnh đặc trưng của Vườn quốc gia; chụp ảnh và đo GPS trên 6 tuyến khảo sát, đo phổ phản xạ của các loại sinh cảnh trong VQG. Đề tài sử dụng các phần mềm mã nguồn mở, GPS và ảnh máy ảnh số (loại không tích hợp GPS) để thu thập thông tin và gắn tọa độ cho các ảnh chụp phục vụ công tác giám sát sinh cảnh, giải đoán ảnh vệ tinh. Đây là quy trình đơn giản, dễ thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế tại VQG, quy trình thực hiện theo sơ đồ sau:

Nhóm chuyên gia cũng đã thực hiện 11 lần bay UAV 6 động cơ điện để đo phổ phản xạ và chụp ảnh tại 4 điểm khảo sát ở VQG Hoàng Liên (khu vực Thác Bạc, khu Vực Hầu Thào, khu vực độ cao 2800m và khu vực đỉnh Phan Xi Păng 3143m). Kết quả đo bằng máy phổ kế do đề tài chế tạo gắn trên UAV cho kết quả phổ phản xạ của các kiểu lớp phủ ở bước sóng 0.4-1 micrometers. Bước sóng này bao phủ dải sóng từ băng 1 đến băng 5 của ảnh Landsat 8. Đây là tư liệu hỗ trợ việc giải đoán ảnh vệ tinh Landsat 8.

Bước sóng kênh ảnh của vệ tinh Landsat 8 và phổ kế phản xạ đo tại Hoàng Liên

Tại buổi làm việc với VQG Hoàng Liên, Ban giám đốc VQG trình bày những mặt còn hạn chế của  việc ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS trong công tác quản lý giám sát tại VQG, và mong muốn nhanh chóng ứng dụng công nghệ này để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý.

Cũng trong buổi làm việc, GS.TSKH. Nguyễn Khoa Sơn, chủ nhiệm Chương trình KHCN vũ trụ đã trao đổi về tính cần thiết, những tác hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS trong công tác quản lý giám sát VQG Hoàng Liêni. Nhân dịp này, đoàn công tác đã tặng VQG Hoàng Liên và Sở Khoa học công nghệ tỉnh Lào Cai ảnh Vệ tinh Landsat 7, Landsat 8 và sách giới thiệu về Vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam.

(a)

(b)

(c)

(d)

Ảnh khảo sát tại đỉnh Phan Xi Phăng, độ cao 3143, VQG Hoàng Liên
(a) giá trị phổ (đường mầu đen); (b) ảnh chụp từ UAV; (c) ảnh vệ tinh Landsat8; (d) Ảnh đối tượng

Nguồn tin: Hà Quý Quỳnh, Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ