• T9 BonhandienCDS-1.png
  • TLN HN2014-1
  • Hieu Multicopter
  • Tuyen Tuan 0
  • vnredsat1
  • vnredsat2
  • Dao sinh ton
  • Thanh lap ban do
  • UD pho ke
  • aprsaf-20
  • thi ve tranh 1
  • pmtuan
  • Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023
  • Các tên lửa đoạt giải thi trang trí trong Cuộc thi Tên lửa nước Hà Nội năm 2014
  • Phổ kế phản xạ được lắp đặt trên máy bay điều khiển từ xa Multicopter do Viện thiết kế chế tạo được bay thử nghiệm tại Viện HLKHCNVN ngày 17-18/05/2014
  • Vệ tinh VNREDSat-1 bay qua lãnh thổ Việt Nam
  • Hình ảnh Hà Nội được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Hình ảnh Đảo Sinh Tồn được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Thành lập bản đồ sử dụng đất Hà Nội sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1
  • Ứng dụng Phổ kế SCT nghiên cứu độ ẩm đất, sinh khối thực vật, nhiệt độ và độ mặn mặt nước biển
  • Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF-20)
  • Thi vẽ tranh về vũ trụ với chủ đề của APRSAF-20: “ Space & Me”
  • Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước do TS. Phạm Minh Tuấn, Phó Viện Trưởng làm chủ nhiệm

Tin KHCN Tổng hợp

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tham dự phiên họp toàn thể lần thứ 28 của Ủy ban Vệ tinh quan sát Trái đất – 28th CEOS PLENARY

Trong 2 ngày 29 và 30 tháng 10 năm 2014 vừa qua, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã cử PGS. TS. Phạm Anh Tuấn – Giám đốc Trung tâm Vệ tinh Quốc gia tham dự phiên họp toàn thể lần thứ 28 của Ủy ban Vệ tinh quan sát Trái đất (CEOS) diễn ra tại Tromso, Na Uy.

Tại phiên họp này, các thành viên CEOS đã thông qua Tuyên bố Tromso, nêu rõ: “Chúng tôi nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác để đáp ứng hiệu quả nhu cầu của người sử dụng Vệ tinh quan sát trái đất, và đã nhấn mạnh cam kết:

  • Giám sát khí hậu từ không gian thông qua phối hợp lập kế hoạch, sản xuất, phát triển các dữ liệu khí hậu sẵn có trên quy mô toàn cầu;
  • Hỗ trợ quản lý rủi ro thiên tai trong bối cảnh của các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và khung hành động Hyogo sau năm 2015 và tăng cường những đóng góp về quan sát Trái đất từ không gian nhằm hỗ trợ giảm nhẹ rủi ro thiên tai;
  • Tiếp tục tăng cường việc cung cấp thông tin cho nhóm quan sát Trái đất (GEO), đồng thời tối đa hóa lợi ích của việc quan sát Trái đất từ không gian thông qua việc tích hợp với dữ liệu tại chỗ, và tham gia các cơ chế quản trị GEO và các sáng kiến toàn cầu GEO (như GFOI, GEOGLAM, AfriGEOSS, Blue Planet và Carbon và chiến lược nước), các dự án và nhiệm vụ khác;
  • Theo đuổi cách tiếp cận phối hợp cho các đóng góp của CEOS với COP-21, Hội nghị thế giới lần thứ 3 về giảm rủi ro thiên tai và Hội nghị Bộ trưởng GEO 2015”.

hopplanet1
Các thành viên CEOS tham dự phiên họp toàn thể lần thứ 28

Bên cạnh đó, CEOS sẽ tiếp tục phát huy tính dân chủ trong việc sử dụng dữ liệu, đánh giá chất lượng dữ liệu, khám phá dữ liệu và truy cập, và phát triển năng lực thông qua các nhóm công tác chuyên đề và các nhóm công tác đặc biệt, và sẽ làm việc với mạng lưới các liên hiệp, bao gồm các tổ chức Liên Hợp Quốc để tăng cường sự cam kết của các bên liên quan trong hoạt động của CEOS.

Sau một năm là thành viên chính thức của CEOS, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã và đang tích cực tham gia các hoạt động nhằm góp phần đạt được mục tiêu chung của CEOS là tăng cường hợp tác quốc tế để trao đổi dự liệu và tối ưu hóa lợi ích xã hội nhằm đảm bảo một tương lai thịnh vượng và bền vững cho nhân loại.

Cũng tại Tromso, các thành viên CEOS đã thống nhất bầu Nhật Bản đảm nhiệm Chủ tịch CEOS lần thứ 29 và dự kiến sẽ tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 29 (29th CEOS Plenary) vào tháng 11 năm 2015 tại Kyoto, Nhật Bản.

Theo: VAST