• T9 BonhandienCDS-1.png
  • TLN HN2014-1
  • Hieu Multicopter
  • Tuyen Tuan 0
  • vnredsat1
  • vnredsat2
  • Dao sinh ton
  • Thanh lap ban do
  • UD pho ke
  • aprsaf-20
  • thi ve tranh 1
  • pmtuan
  • Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023
  • Các tên lửa đoạt giải thi trang trí trong Cuộc thi Tên lửa nước Hà Nội năm 2014
  • Phổ kế phản xạ được lắp đặt trên máy bay điều khiển từ xa Multicopter do Viện thiết kế chế tạo được bay thử nghiệm tại Viện HLKHCNVN ngày 17-18/05/2014
  • Vệ tinh VNREDSat-1 bay qua lãnh thổ Việt Nam
  • Hình ảnh Hà Nội được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Hình ảnh Đảo Sinh Tồn được chụp từ vệ tinh VNREDSat-1
  • Thành lập bản đồ sử dụng đất Hà Nội sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1
  • Ứng dụng Phổ kế SCT nghiên cứu độ ẩm đất, sinh khối thực vật, nhiệt độ và độ mặn mặt nước biển
  • Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 20 (APRSAF-20)
  • Thi vẽ tranh về vũ trụ với chủ đề của APRSAF-20: “ Space & Me”
  • Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước do TS. Phạm Minh Tuấn, Phó Viện Trưởng làm chủ nhiệm

Chế tạo mô hình bay, thử nghiệm và phóng vệ tinh Pico lên quỹ đạo

Chủ nhiệm đề tài
PGS. TS. Phạm Anh Tuấn
Đơn vị thực hiện
Viện Công nghệ vũ trụ
Thời gian thực hiện
2010 - 2013
Thuộc chương trình
Đề tài độc lập cấp Viện KHCNVN
Cán bộ tham gia
Tổng kinh phí
800 triệu đồng
Xếp loại đề tài
Xuất sắc
Hình ảnh nổi bật của đề tài
Hình ảnh nổi bật
Mục tiêu đề tài

- Chế tạo mô hình bay, phóng và giám sát quá trình hoạt động của vệ tinh pico trên quỹ đạo.
- Phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo đội ngũ cán bộ về công nghệ vệ tinh nhỏ.

Kết quả đạt được

a) Về kết quả Khoa học Công nghệ:
• Thiết kế và chế tạo mô hình bay (Flight Model - FM) của vệ tinh PicoDragon có gắn payload cảm biến đo tốc độ góc bên cạnh camera chụp ảnh.

05.vetinhpico3

• Mô hình FM của vệ tinh PicoDragon đã vượt qua các thử nghiệm rung động, thử nghiệm nhiệt và tại Khoa Kĩ thuật Hàng không và Vũ trụ, trường Đại học Tokyo và các thử nghiệm khác tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản, Nhật Bản; đã được chứng nhận đủ khả năng chịu được môi trường khi phóng và môi trường vũ trụ (chứng chỉ do phòng thí nghiệm của giáo sư Nakasuka, thuộc Khoa Kĩ thuật Hàng không và Vũ trụ, trường Đại học Tokyo, Nhật Bản cấp) và được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản JAXA chấp nhận phóng từ trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.
• Sau hơn 3 tháng được lưu giữ trên trạm vũ trụ Quốc tế ISS, 19h17 (giờ Việt Nam) ngày 19/11/2013, PicoDragon được phóng vào quỹ đạo không gian và liên lạc thành công với nhiều trạm mặt đất trên thế giới: Achentina, Sudan, Anh, Nhật Bản... và trạm mặt đất của Trung tâm Vệ tinh Quốc gia.
b) Về đào tạo:
• Đào tạo được một đội ngũ cán bộ trẻ nắm được quy trình thiết kế, chế tạo và thử nghiệm và phóng vệ tinh cơ bản thông qua việc thực tập đầy đủ một quy trình chế tạo vệ tinh pico từ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo đến thử nghiệm và phóng. Trong khoảng thời gian thực hiện đề tài, số lượng cán bộ tham gia nghiên cứu tại Nhật Bản và Việt Nam lên tới 16 người.
• Hướng dẫn tốt nghiệp 06 sinh viên tại Đại học Công nghệ với đề tài tốt nghiệp liên qua đến vệ tinh pico.

Một số hình ảnh khác trong quá trình thực hiện đề tài:


05.vetinhpico 

05.vetinhpico1

Mô hình vệ tinh pico

05.vetinhpico2

 
Những đóng góp mới

• Lần đầu tiên Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo thành công vệ tinh siêu nhỏ hoạt động thành công trên quỹ đạo.
• Góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu trẻ, nắm bắt và tiếp cận được quy trình thiết kế, chế tạo và thử nghiệm vệ tinh.
• Xây dựng được mối quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức hàng không vũ trụ hàng đầu trên thế giới (JAXA, NASA...); với các trường đại học (trường đại học Tokyo...) và công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ (IHI Aerospace...).

Sản phẩm

05.vetinhpico4
05.vetinhpico5

Nhóm nghiên cứu cũng đã có các bài báo khoa học sau:
[1] Huỳnh Xuân Quang; Phân tích và điều khiển nhiệt cho vệ tinh Pico, Tuyển tập Hội nghị toàn quốc lần thứ 5 về Cơ điện tử, VCM2010, tháng 10/2010, trg 164-167.
[2] Phạm A. Tuấn, Vương T. D. Hương, Lê X. Huy, Hoàng T. Huynh, Hà V. Quang và tập thể cán bộ phòng Động lực học vũ trụ và Cơ điện tử chính xác; Tiếp cận công nghệ vệ tinh từ pico đến micro, Tuyển tập Hội nghị Khoa học kỷ niệm 35 năm Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hà Nội, 26/10/2010. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. ISBN: 978-604-913-010-6, trg 169-174.
[3] Phạm A. Tuấn, Bùi N. Dương, Lê X. Huy, Cao X. Hoàng, Hoàng T. Huynh, Vương T. D. Hương, Huỳnh X. Quang, Hà V. Quang, Phan M. Quân, Nguyễn T. Thanh; Kết quả ban đầu trong việc thiết kế và chế tạo vệ tinh siêu nhỏ pico, Tuyển tập Hội nghị Khoa học kỷ niệm 35 năm Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hà Nội, 26/10/2010. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. ISBN: 978-604-913-010-6, trg 157-162.
[4] Phạm A. Tuấn, Vương D. Hương, Bùi N. Dương, Nguyễn V. Hiệp, Lê T. Kiên, Phát triển trạm mặt đất cho truyền thông Cubesat, Tuyển tập Hội thảo khoa học "Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Công nghệ Vũ trụ - 2011", tháng 11/2011. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. ISBN: 978-604-913-032-8.