MỤC TIÊU VÀ CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH (giai đoạn 2012-2015)
1. Mục tiêu:
2. Các nội dung chính
1. Mục tiêu:
Nghiên cứu ứng dụng viễn thông, viễn thám, hệ thông tin địa lý và hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu phục vụ phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng, giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường, thiên tai và biến đổi khí hậu, trên cơ sở khai thác có hiệu quả các hạ tầng công nghệ vũ trụ đã và đang được đầu tư.
Nghiên cứu tiếp thu và làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo, lắp ráp và thử nghiệm một số thiết bị, modun chính trong các phân hệ của vệ tinh nhỏ quan sát trái đất, công nghệ trạm thu và kỹ thuật phóng vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo thấp.
Thúc đẩy một số nghiên cứu chọn lọc về KHCN vũ trụ có tiềm năng ứng dụng và phù hợp với điều kiện của Việt Nam, góp phần đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt cho lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng KHCN vũ trụ, tạo được một số nhóm nghiên cứu mạnh.
2. Các nội dung chính
2.1. Ứng dụng công nghệ vũ trụ phục vụ KT-XH, an ninh quốc phòng
- Nghiên cứu ứng dụng các loại dữ liệu vệ tinh để mô hình hóa, dự báo và cảnh báo thiên tai, quản lý tài nguyên môi trường, dịch bệnh,...trong đó chú trọng nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng đến Việt Nam làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch phát triển bền vững đất nước.
- Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 theo các nhiệm vụ đặt hàng của các Bộ, nghành và các địa phương, khai thác hiệu quả vệ tinh VNREDSat-1 và chuẩn bị các điều kiện để sử dụng hiệu quả ảnh của các vệ tinh quan sát trái đất mà Việt Nam sẽ phóng trong giai đoạn tiếp theo.
- Mở rộng việc ứng dụng các hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu tại Việt Nam: nghiên cứu ứng dụng hệ thống Galilleo và các hệ thống vệ tinh định vị khác kết hợp với GPS, nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật nâng cao độ chính xác của hệ thống định vị và dẫn đường, nghiên cứu mạng lưới các trạm thu tín hiệu định vị vệ tinh liên tục của Việt Nam.
-Mô hình ứng dụng các vệ tinh VINASAT trong dạy học từ xa, y tế từ xa.
2.2. Nghiên cứu tiếp thu công nghệ vệ tinh nhỏ quan sát trái đất
- Nghiên cứu và phát triển một số phân hệ của vệ tinh nhỏ như: thiết bị payload quang học, máy tính trên vệ tinh, cấu trúc cơ khí vệ tinh, cơ cấu mở cánh gắn pin mặt trời, phân hệ điều khiển và ổn định tư thế vệ tinh,...(bao gồm cả phần cứng và phần mềm).
- Nghiên cứu tiếp thu quy trình thiết kế và chế tạo, lắp ráp và thử nghiệm vệ tinh nhỏ quan sát trái đất, phù hợp với kế hoạch phát triển hạ tầng và nguồn nhân lực của Việt Nam.
- Nghiên cứu và phát triển vệ tinh siêu nhỏ loại pico và nano phục vụ đào tạo và các ứng dụng đặc thù.
2.3. Nghiên cứu kỹ thuật phóng vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo thấp
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho định hướng tiếp thu công nghệ, ứng dụng và phát triển kỹ thuật phóng vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo thấp phù hợp với điều kiện Việt Nam.
- Nghiên cứu tiếp cận công nghệ và phát triển một số lĩnh vực có chọn lọc liên quan đến phương tiện phóng như cơ khí, vật liệu, nhiên liệu, động cơ, các thiết bị điều khiển, các thiết bị lắp ráp, các phần mềm thiết kế, mô phỏng và điều khiển.
2.4. Nghiên cứu chế tạo các thiết bị thu, xử lý tín hiệu vệ tinh và trạm mặt đất
- Thiết kế chế tạo các thành phần của trạm mặt đất thu ảnh vệ tinh khí tượng phục vụ cho dự báo khí tượng theo tiêu chuẩn mới của tổ chức WMO.
- Nghiên cứu phần mềm điều khiển hệ thống máy thu, phần mềm xử lý ảnh; Ứng dụng hệ thống nhúng và công nghệ không dây trong thiết kế các modun điện tử.
- Nghiên cứu làm chủ thiết kế và vận hành nhằm khai thác có hiệu quả các trạm thu mặt đất được đầu tư(bao gồm các trạm thu ảnh và trạm điều khiển vệ tinh).
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo trong nước một số modun của trạm thu, chế tạo các trạm thu di động.
2.5. Một số nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng và phát triển công nghệ liên quan đến KHCN vũ trụ
Phát triển một số hướng nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu công nghệ có chọn lọc, nhằm phục vụ các lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ nêu trên, đồng thời chuẩn bị kiến thức và đào tạo nguồn nhân lực cho KHCN vũ trụ nói chung, trong đó chú trọng:
- Các phương pháp, thuật toán và phần mềm mới về xử lý ảnh viễn thám (ảnh quang học, ảnh Radar, ảnh siêu phổ) và điều khiển vệ tinh, tên lửa đẩy.
- Khí động học, động lực học, cơ học và điều khiển đối với vật thể bay (bao gồm cả vấn đề trong kỹ thuật hàng không liên quan đến CN vũ trụ).
- Môi trường vũ trụ (bao gồm cả tầng điện ly)
- Payload; linh kiện cảm biến; pin mặt trời hiệu suất cao.
- Vật liệu vũ trụ; y sinh học vũ trụ.
- Truyền dẫn thông tin và năng lượng từ vũ trụ.